PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu) - Đáp án và lời giải.docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 21 (ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT 1. A 2. B 3. B 4. A 5. D 6. B 7, D 8. B 9. C 10. C 11. A 12. B 13. D 14. B 15. A 16. B 17. B 18. C 19. A 20. B 21. C 22. B 23. C 24. A 25. B 26. B 27. B 28. A 29. A 30. B 1.2: TIẾNG ANH 31. A 32. B 33. A 34. B 35. D 36. D 37. D 38. D 39. D 40. B 41. B 42. A 43. A 44. A 45. A 46. C 47. B 48. B 49. C 50. C 51. C 52. D 53. B 54. D 55. C 56. B 57. B 58. B 59. B 60. D PHẦN 2: TOÁN HỌC 61. C 62. A 63. B 64. C 65. B 66. B 67. B 68. A 69. A 70. C 71. A 72. A 73. A 74. A 75. B 76. D 77. B 78. A 79. C 80. A 81. D 82. A 83. B 84. A 85. B 86. A 87. C 88. C 89. C 90. C PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 91. D 92. C 93. B 94. C 95. D 96. A 97. B 98. B 99. C 100. B 101. C 102. A 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC 103. A 104. C 105. B 106. D 107. D 108. D 109. C 110. A 111. C 112. B 113. C 114. A 115. C 116. B 117. B 118. B 119. B 120. A
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là thành ngữ? 1. Lên bờ xuống ruộng. 2. Nuôi ong tay áo. 3. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 4. Như cá gặp nước. 5. Trẻ cậy cha, già cậy con. 6. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. 7. Chạy như bay. 8. Nước chảy đá mòn. 9. Ăn cháo đá bát. A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Đáp án A Hướng dẫn giải Các ý là thành ngữ: Lên bờ xuống ruộng, nuôi ong tay áo, như cá gặp nước, chạy như bay, ăn cháo đá bát. Còn lại là tục ngữ. Thành ngữ: Là cụm từ cố định, không diễn đạt bài học mà mang ý nghĩa hình ảnh, bóng bẩy. Tục ngữ: Là câu nói hoàn chỉnh, mang ý nghĩa diễn đạt kinh nghiệm hoặc bài học sống. Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi.” (Hồ Xuân Hương, Mời trầu)
Câu thơ “Có phải duyên nhau thì thắm lại” trong bài thơ trên mang hàm ý gì? A. Miếng trầu được quệt kỹ sẽ có màu đỏ thắm đẹp mắt. B. Tình yêu đôi lứa cần được vun đắp, chăm sóc mới có thể bền chặt. C. Số phận con người đã được định sẵn, không thể thay đổi. D. Người ta chỉ nên yêu khi có duyên phận với nhau. Đáp án B Hướng dẫn giải Câu thơ “Có phải duyên nhau thì thắm lại” không chỉ nói về việc miếng trầu têm xong sẽ thắm màu, mà còn là một lời nhắn nhủ về tình yêu. “Duyên nhau”: Từ này rõ ràng ám chỉ duyên phận, tình duyên đôi lứa. Nó vượt ra khỏi nghĩa đen của việc ăn trầu. Trong văn hóa Việt Nam, trầu cau là hình ảnh quen thuộc trong các nghi lễ cưới hỏi, gắn liền với tình yêu và hôn nhân. “Thắm lại”: ”Thắm” ở đây không chỉ là màu sắc đỏ thắm của miếng trầu sau khi têm mà còn tượng trưng cho sự nồng nồng, thắm thiết, mặn mà trong tình yêu. “Lại” mang ý nghĩa phải trải qua một quá trình vun đắp, chăm sóc thì tình yêu mới có thể “thắm” được. Như vậy, câu thơ “Có phải duyên nhau thì thắm lại” mang hàm ý: Tình yêu không chỉ đơn giản là gặp gỡ, mà cần phải có sự vun đắp, nỗ lực từ cả hai phía thì mới có thể bền chặt, mặn nồng. Giống như miếng trầu phải được têm cẩn thận, tình yêu cũng cần được chăm sóc, giữ gìn mới có thể “thắm” lên được. Tại sao các đáp án khác không đúng: A. Miếng trầu được quệt kỹ sẽ có màu đỏ thắm đẹp mắt: Đáp án này chỉ đúng ở nghĩa đen, không đề cập đến tầng ý nghĩa sâu xa hơn về tình yêu và duyên phận mà tác giả muốn gửi gắm. C. Số phận con người đã được định sẵn, không thể thay đổi: Quan điểm này mang tính thụ động, không phù hợp với tinh thần của bài thơ. Bài thơ khuyến khích sự chủ động trong tình yêu, chứ không phải phó mặc cho số phận. D. Người ta chỉ nên yêu khi có duyên phận với nhau: Đáp án này chưa đầy đủ. Bài thơ không chỉ nói về việc “có duyên” mà còn nhấn mạnh việc phải “vun đắp” cho tình duyên đó. Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Nguyên lý Archimedes” của cuốn sách này, theo cách ví von của Danilo Martuccelli, chính là ý

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.