Nội dung text 51. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học - THPT Uông Bí - Quảng Ninh - L1 - có đáp án.doc
2 Nhận định nào sau đây sai về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong sơ đồ trên? A. Năm nhóm sinh vật trên đều có một tổ tiên chung. B. Thực vật hạt trần có quan hệ gần gũi hơn với cây dương xỉ so với thực vật hạt kín. C. Cây rêu sừng không phải là loài tổ tiên của các cây thạch tùng. D. Thực vật hạt kín có đặc điểm tiến hóa cao nhất. Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tiến hoá nhỏ? A. Diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành loài mới. C. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. D. Phạm vi rộng, thời gian lịch sử dài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Câu 8. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen Biston betularia ở vùng Manchester (Anh) vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng? A. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. B. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen. C. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có màu trắng, khi cây có màu đen thì bướm có màu đen. D. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương. Câu 9. Sơ đồ Hình 9.0 mô tả một giải pháp chữa bệnh di truyền ở người, đây là giải pháp nào? A. Liệu pháp gene. B. Loại bỏ gene gây bệnh. C. Làm đột biến gene. D.Truyền hóa chất. Câu 10. Sơ đồ Hình 1.0 minh hoạ tác động của nhân tố tiến hoá nào đến quần thể bọ rùa?
3 A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Dòng gene. D. Phiêu bạt di truyền. Câu 11. Cho cây hoa vàng thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng (P) thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây hoa vàng cho cây F1 giao phấn với cây hoa trắng P thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng. Phép lai được chi phối bởi quy luật di truyền A. Phân li B. Tương tác gene C. Trội không hoàn toàn D. Phân li độc lập. Câu 12. Tiến hành thí nghiệm xử lý phôi của một loài côn trùng gây đột biến mất đoạn NST ở 6 vị trí khác nhau (từ 1 - 6) Hình 12A. Theo dõi thời gian sống của các phôi tương ứng với các đột biến ở vị trí 1 đến 5, kết quả được thể hiện qua đồ thị Hình 12B và phôi mang đột biến mất đoạn ở vị trí 6 vẫn phát triển thành cơ thể bình thường. Biết rằng sự phân bố các gene trên NST là đều nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về thí nghiệm trên? I. Thời gian sống của phôi tương ứng với các vị trí đoạn NST bị mất theo chiều giảm dần: 12,5436. II. Đột biến mất đoạn ở vị trí thứ 6 có thể được ứng dụng để loại bỏ gene xấu ra khỏi kiểu gene của giống. III. Kích thước đoạn NST bị mất tỉ lệ thuận với mức độ gây hại của thể đột biến. IV. Mật độ gene trên NST bị mất đoạn ở vị trí số 2 có thể lớn hơn mật độ gene trên NST bị mất đoạn ở vị trí số 6. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 13. Gene PARK2 mã hóa protein Parkin (một enzyme ligase E 3 ubiquitin). Đột biến trên gene PARK2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra thể Parkinson gia đình, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, đặc trưng bởi sự khởi phát sớm (trước 50 tuổi). Đột biến xóa đoạn gene PARK2 chiếm tỷ lệ khoảng 9,5% - 14% số bệnh nhân khởi phát sớm. Các nghiên cứu về đột biến này được thực hiện nhằm mục đích xác định đột biến xóa đoạn trên gene PARK2 ở bệnh nhân Parkinson và các thành viên gia đình. Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đối với cả bệnh nhân và gia đình, đóng góp vào cơ sở dữ liệu bệnh Parkinson đồng thời là cơ sở để tư vấn di truyền cho các thành viên trong gia đình. Dựa trên thông tin trên cho biết nhận định nào sau đây sai?
4 A. Một người mang một allele đột biến trên gene PARK2 sẽ không biểu hiện triệu chứng Parkinson nhưng có thể di truyền allelenày cho thế hệ sau. B. Nếu cả bố và mẹ đều mang một allele đột biến PARK2, xác suất con của họ mắc bệnh Parkinson thể gia đình do đột biến này là 25%. C. Bệnh nhân mắc Parkinson do xóa đoạn gene PARK2 có thể được điều trị hiệu quả bằng cách bổ sung protein Parkin trực tiếp vào cơ thể. D. Việc xác định đột biến trên gene PARK2 có ý nghĩa trong chẩn đoán sớm và tư vấn di truyền cho người thân trong gia đình bệnh nhân. Câu 14. Sơ đồ phả hệ Hình 1.4 mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người là bệnh P và bệnh M, allele A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với allele a bị bệnh P. Allele B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh M, các gene nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến xảy ra, dựa vào phả hệ cho biết có tối đa bao nhiêu người trong phả hệ trên mang allele bệnh? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 15. Dưới đây là trình tự một mạch mã gốc của một đoạn gene mã hoá cho một chuỗi polypeptide bao gồm 10 amino acid (trừ bộ ba đầu tiên mã hoá Methyonine). 3’ - TAC GGT CAA TCT GGT TCT GGT TCT TCA GAG CAA - 5’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu vị trí xảy ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotid làm xuất hiện bộ ba kết thúc? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. Hình 1.6 thể hiện 1 giai đoạn trong quá trình phân bào của tế bào X; các chữ cái là kí hiệu của các gene tương ứng trên nhiễm sắc thể. Biết trong quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Kiểu gene nào sau đây không thể phù hợp với tế bào X ban đầu? A. Ab DDee ab B. Ab DdEe aB C. Ab DDEe aB D. AB DdEe ab Câu 17. Hình ảnh sau mô tả cơ chế dạng đột biến nào sau đây?