Nội dung text 3015. Hoằng Hóa 4 - Thanh Hóa (giải).pdf
Câu 18: Tại trường THPT Hoằng Hóa 4 có một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền sóng vào thời điểm t, vectơ cảm ứng từ B⃗ đang có độ lớn cực đại và hướng về hướng Tây. Vào thời điểm đó, vectơ cường độ điện trường E⃗ đang có A. độ lớn cực tiểu và hướng về hướng Tây. B. độ lớn cực đại và hướng về hướng Đông. C. độ lớn cực đại và hướng về hướng Bắc. D. độ lớn cực đại và hướng về hướng Nam. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hai thanh ray bằng kim loại OA, OB nối với nhau tại O. Thanh kim loại mn vuông góc với OA chuyển động thẳng đều ra xa điểm O với tốc độ 2 m/s. Ban đầu hai điểm tiếp xúc giữa thanh mn với hai thanh OA; OB cách nhau I0 = 1 m. Hệ thống được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 T như hình vẽ. Giả sử điện trở khung dây không đổi và bằng 2Ω trong suốt quá trình thanh mn chuyển động. a) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây có chiều cùng chiều từ n đến m. b) Từ thông qua mạch thay đổi do sự biến thiên của diện tích khung dây. c) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có biểu thức là ξ = 0,2 − 0,2t(V) d) Cường độ dòng điện qua khung dây lúc t = 10 s có độ lớn là 1,1 A. Câu 2: Hình bên mô tả một chiếc ô tô 4 bánh đang vượt qua một sa mạc. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ khí ngoài trời là t0 = 5, 0 ∘C. Thể tích và áp suất của khí chứa trong mỗi lốp xe là V = 1,2 m3 và p0 = 2,5bar với 1bar = 105 Pa. Coi khí trong lốp xe là khí lí tưởng và có nhiệt độ như khí ngoài trời. Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của các lốp xe. a) Các phân tử khí trong lốp xe chuyển động nhiệt va chạm với thành bên trong của lốp nên khí gây ra áp suất lên thành lốp. b) Tổng số mol khí có trong 4 lốp của 4 bánh xe là 619 mol. c) Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến t = 42∘C thì áp suất khí trong các lốp xe bằng 28 bar. d) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí trong lốp xe do sự gia tăng nhiệt độ này là 76, 59.10−23 J. Câu 3: Một nhóm học sinh tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự thay đổi nội năng của một khối khí xác định và nhiệt độ của nó. Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị các dụng cụ: Xilanh có pit-tông và cảm biến nhiệt độ (hình vẽ); (II) Họ cho rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí trong xilanh bằng cách tăng, giảm thể tích thì nhiệt độ của khối khí thay đổi; (III) Họ đã làm thí nghiệm nén khối khí trong xilanh và thu được kết quả là nhiệt độ khối khí tăng lên; (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung ở (II). a) Việc chuẩn bị xilanh có có pit-tông và cảm biến nhiệt độ trong nội dung (I) là một phần của quá trình thực hiện thí nghiệm. b) Nhận định rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí bằng cách thay đổi thể tích sẽ làm nhiệt độ thay đổi là giả thuyết của nhóm học sinh. c) Việc nén khối khí trong xilanh và quan sát nhiệt độ tăng lên đủ để nhóm học sinh kết luận rằng giả thuyết của họ. d) Trong thí nghiệm nén khối khí, nội năng của khối khí tăng là do khối khí đã nhận công từ bên ngoài tác động vào nó.