Nội dung text B 390 Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam - Lê-Đức-Hạnh-2008.pdf
VẤN ĐỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ... 77 người có công với làng với nước, thì việc thờ cúng cũng có sự khác nhau. Mỗi tộc người, mỗi nhóm tôn giáo có những quan niệm và cách thờ cúng hay tôn kính với người đã khuất theo tư duy và quan niệm của riêng mình. Do vậy, vấn đề là rất phong phú, đa dạng. Dưới góc độ tôn giáo, cụ thể là quan điểm của người Công giáo Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên có sự khác biệt so với quan điểm của các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác trong xã hội. Do đặc thù của chuyên đề, chúng tôi chỉ đề cập đến việc thờ cúng tổ tiên của người Việt theo đạo Công giáo, không đi sâu vào phân tích việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở các tộc người khác nhau. Điều đó là rất khó thực hiện. Bởi lẽ, mỗi tộc người trên lãnh thổ Việt Nam này có những quan niệm khác nhau về linh hồn, về sự chết và sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Cách thực hiện việc tưởng nhớ, báo hiếu, cúng giỗ tổ tiên của họ cũng khác nhau. Thực hiện chuyên đề này chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ quan điểm về thờ cúng hay thờ kính, hay tôn kính tổ tiên của người Công giáo Việt Nam. Bằng những tư liệu lịch sử, những tư liệu điền dã ở làng đạo Tử Nê (Bắc Ninh) và các xứ họ đạo khác, chúng tôi mong muốn phần nào khắc hoạ sinh hoạt tôn giáo này trong cộng đồng giáo dân Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó, người đọc có thể thấy được quan niệm về sự chết, về linh hồn, về thiên đàng, địa ngục, luyện ngục của người Công giáo. Trong khi trình bày, chúng tôi dựa vào các tư liệu lịch sử, các quy định của giáo luật Công giáo, những tư liệu điền dã, những số liệu điều tra xã hội học để minh chứng, luận giải cho vấn đề nghiên cứu. 1. Làng công giáo Tử Nê: Lịch sử và hiện tại Tử Nê xưa kia còn có tên chữ là Vân Mộng, tên nôm là làng Móng. Làng Công giáo Tử Nê ngày nay thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với xã Xuân Lai, huyện Gia Bình; phía đông – đông bắc tiếp giáp xã Quỳnh Phú, phía nam và đông nam giáp thị trấn Thứa. Sông Móng là dải phân cách ranh giới giữa xã Tân Lãng, huyện Lương Tài với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia, thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, Lương Tài gọi là Lang Tài. Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là lộ Bắc Giang, có Nam Định, tức Gia Lương trong đó. Thời Trần, Bắc Ninh chia làm hai lộ: Bắc Giang và Lạng Giang; Thiện Tài (Lang Tài) thuộc về lộ Bắc Giang. Thời Hậu Lê, lộ đổi thành đạo, Bắc Ninh đổi thành Bắc đạo. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông đổi Bắc đạo thành Thừa tuyên Bắc Giang. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông sửa Thừa tuyên Bắc Giang thành trấn Kinh Bắc, có 4 phủ là: Từ Sơn, Bắc Hà (Tây Âu cũ), Lạng Giang và Thuận An. Trong đó, phủ Thuận An có 5 huyện là: Gia Lâm, Lang Tài, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định. Thời Nguyễn, năm 1822 vua Minh Mệnh đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, đổi trấn thành tỉnh. Gia Lương thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thời Pháp thuộc, Bắc Ninh chia làm hai tỉnh: Bắc Ninh và Bắc Giang (năm 1895). Tỉnh Bắc Ninh gồm 2 phủ, 8 huyện, 78 tổng, 599 xã. Các phủ gồm: Thuận Thành và Từ Sơn. Các huyện gồm: Gia Lâm, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Tiên Du, Văn Giang, Yên
VẤN ĐỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ... 79 khác”4. Theo ghi chép của nhà thờ Công giáo, năm 1659, khi Toà thánh lập giáo phận Đàng Ngoài thì vùng đất Bắc Ninh đã có những cứ điểm truyền giáo như Kẻ Roi, Kẻ Nê, Kẻ Mốt... Do đó, có thể giả thuyết làng Tử Nê theo đạo Công giáo từ rất sớm, có lẽ là khoảng thời gian từ 1630 – 1650. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII (khoảng từ 1680 – 1802), Tử Nê đã trở thành nơi có các giáo sỹ Dòng Tên người nước ngoài coi xứ hoặc lui tới đều đặn. Chính các giáo sỹ Dòng Tên ở Việt Nam đã đôn đốc việc xây dựng nhà thờ tại Kẻ Nê trong thời gian họ ở đây (khoảng sau năm 1751). Năm 1757, địa phận Đông, trong đó có tỉnh Bắc Ninh được trao cho dòng Đa Minh. Từ đó về sau Tử Nê được các giáo sỹ dòng Đa Minh quan tâm phát triển. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945), đóng đô ở Phú Xuân (tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày nay). Để trả công Bá Đa Lộc trong việc giúp mình giành lại ngai vàng, Gia Long đã cho tự do truyền bá đạo Công giáo, mặc dù bản thân ông không theo. Sau gần 20 năm được yên ổn dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820), người Công giáo bắt đầu vấp phải những khó khăn trong quá trình truyền bá, phát triển đạo kể từ triều vua Minh Mạng về sau. Với những sắc dụ cấm đạo, người Công giáo đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành, thi cử, giao thương buôn bán, thậm chí còn bị truy sát... Tình trạng này kéo dài đến năm 1858, khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau Hoà ước Nhâm Tuất (1862), vấn đề được tự do giảng đạo của các thừa sai ngoại quốc về cơ bản đã giải quyết xong. Thời gian này, do sự phát triển mạnh về số lượng giáo dân trong cả nước, Toà thánh đã phải chia nhỏ các giáo phận ra để dễ bề coi sóc giáo dân. Tại Tử Nê, năm 1870, linh mục coi xứ Nê trở thành giám mục giáo phận Đông, xứ Nê trở thành Toà giám mục giáo phận Đông trong 13 năm. Ngày 29/5/1883, Toà thánh lập thêm giáo phận mới: giáo phận Bắc (tức Bắc Ninh ngày nay) tách ra từ giáo phận Đông, gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, một số huyện của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Nhận thấy Kẻ Nê là nơi giao thông thuận lợi cả đường sông lẫn đường bộ, người dân có thuần phong mỹ tục đạo đức nên các giám mục đã di chuyển chủng viện gồm 2 trường: Lý Đoán và Latinh từ Kẻ Mốt về Kẻ Nê. Xứ Nê trở nên phồn thịnh nhất nhì trong địa phận Đông. Như vậy, cho đến năm 1883, Tử Nê đã có mặt và chính thức được ghi nhận với vai trò là một làng Công giáo toàn tòng, là nơi đặt Toà giám mục Bắc Ninh; nơi đặt đại, tiểu chủng viện. Giai đoạn từ 1883 – 1954 là giai đoạn đạo Công giáo ở Tử Nê được phát triển thuận lợi với số linh mục và giám mục đã cai quản xứ Tử Nê, kể cả người Tây Ban Nha và người Việt, là 48 người. Trong đó, người Tây Ban Nha là 22, người Việt là