PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TRỌN BỘ GIÁO ÁN CHƯƠNG 2 (4 Bài).pdf

1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 2: CARBOHYDRATE BÀI 4. GIỚI THIỆU VỀ CARBOHYDRATE GLUCOSE VÀ FRUCTOSE I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate; trạng thái tự nhiên của glucose, fructose. - Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của glucose và fructose - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng). - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens). - Trình bày được ứng dụng của glucose và fructose. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức Hóa học. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
2 + Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. + Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức Hóa học: + Nêu được khái niệm, cách phân loại carbohydrate; trạng thái tự nhiên của glucose, fructose. + Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng và gọi được tên của glucose và fructose. + Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng). + Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuốc thử Tollens). + Trình bày được ứng dụng của glucose và fructose. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Hóa học 12. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
3 a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về carbohydrate. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát video (0:58 đến 1:53): https://www.youtube.com/watch?v=dXjKcv_u4mA - GV nêu câu hỏi: “Carbohydrate có vai trò như thế nào đối với con người?” Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát video và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Vai trò của carbohydrate:
4 (1) làm nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào; (2) là nguyên liệu cấu tạo các loại phân tử sinh học khác. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Carbohydrate có vai trò rất quan trọng đối với sinh vật, vậy carbohydrate là gì? Các carbohydrate đơn giản như glucose và fructose có các tính chất hoá học cơ bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 4 – Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và phân loại carbohydrate a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và phân loại carbohydrate. b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 20 – 21 và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và cách phân loại carbohydrate. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Khái niệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xét công thức cấu tạo mạch hở của hai carbohydrate sau: a) CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH- CH=O; b) CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO- CH2OH. I. Khái niệm và phân loại carbohydrate 1. Khái niệm - Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.