PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A 201.7_Vat II NHIN VE GH-Linh mục Giuse Nguyễn Năng.pdf




www.tgmmt.org file:///J/FILES MẠNG/9@FILES MANG (38 FILES MẠNG)@@@@@@@@@@@@@@/Vat II NHIN VE GH.htm[9/29/2021 10:38:14 AM] được nhìn chủ yếu dưới lăng kính pháp lý, Giáo Hội được nhìn như là một cộng đoàn hiệp thông. “Giáo hội học hiệp thông là ý tưởng trọng tâm và nền tảng trong các văn kiện của Công đồng” 17. Sự hiệp thông chính là luồng sáng dọi chiếu vào tất cả các mối quan hệ : giữa Giáo Hội với Thiên Chúa Ba Ngôi, giữa các thành phần trong Giáo Hội công giáo với nhau : giáo hoàng – giám mục – linh mục – tu sĩ – giáo dân, giữa các cộng đoàn Giáo Hội địa phương với nhau và với Giáo Hội hoàn vũ, giữa Giáo Hội công giáo với các Giáo Hội không công giáo và với các tôn giáo khác, giữa Giáo Hội và thế giới. Vaticanô II không phủ nhận phạm trù “xã hội hoàn hảo không đồng đều” và vẫn dùng lại những hạn từ như trước đây : “ut societas constituta et ordinata” (GH 8), “societas hierarchica ordinata” (GH 14 ; 20) 18; nhưng đó không còn là cửa ngõ để đi vào thực tại Giáo Hội, và cũng không còn là một giá trị chủ chốt nữa. Phạm trù ấy từ nay sẽ được nhìn lại dưới ánh sáng của lăng kính hiệp thông. Tinh thần mới của Công đồng biểu hiện ngay trong việc chọn lựa và sử dụng các từ ngữ diễn tả phương diện tích cực của đời sống kitô hữu hơn là những ý niệm pháp lý. Vaticanô II dùng những từ ngữ không hề có trong Vaticanô I, chẳng hạn : amor (113 lần), dialogus (31 lần), evangelizare (18 lần), fraternus – fraterne – fraternitas (87 lần), historia (63 lần), laicus (200 lần), ministerium (147 lần), ministrare (31 lần), missionalis (75 lần), pauper (42 lần), servire (17 lần), servitium (80 lần), evangelium (157 lần, trong khi Vaticanô I chỉ có một lần) 19. 2.1 Qui chiếu về phạm trù “societas” : xã hội trở thành mầu nhiệm Trước hết phải nhìn lên Ba Ngôi như là nguồn mạch mọi sự. Đành rằng Giáo Hội là một xã hội, nhưng tiên vàn là một thực tại mầu nhiệm vượt quá giác quan. Ngay từ đầu chương I của Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Công đồng nói về “mầu nhiệm Giáo Hội”. Giáo Hội được nhìn như là công trình biểu lộ tình yêu của Chúa Ba Ngôi trong lịch sử loài người (GH 2-4 ; TG 2), và vì thế Hiến chế trích lời của thánh Cyprianô : “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất khởi nguồn từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH 4) : “De unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata”. 20 Thực khó mà dịch tiếng “de” của latinh : nó vừa chỉ nguồn gốc, căn nguyên, vừa chỉ sự tham dự và mô phỏng một thực tại mẫu21. Sắc lệnh Hiệp Nhất khẳng định rõ hơn : “Đó là mầu nhiệm thánh của sự hiệp nhất Giáo Hội trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Thần trong nhiều phận vụ khác nhau. Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con trong Thánh Thần”(HN 2). Sự hiệp thông của Ba Ngôi chính là nguyên nhân và nguồn mạch, là mẫu mực và là quê hương của Giáo Hội, và như vậy, Giáo Hội tự bản chất là hiệp thông theo kiểu mẫu của sự hiệp thông Ba Ngôi. Do đó, một người thuộc về Giáo Hội chủ yếu là do mối liên hệ của họ với Ba Ngôi. Từ nay một phần tử của Giáo Hội sẽ được định nghĩa như sau : “Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Đức Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu độ được thiết lập trong Giáo Hội ; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Đức Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo hoàng và các giám mục” (GH 14). Như vậy yếu tố hữu hình không còn mang tính cách quyết định như trong định nghĩa của Bellarminô, vì Giáo Hội là “một thực thể phức hợp do yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh kết thành” : Giáo Hội vừa là một xã hội phẩm trật vừa là nhiệm thể Chúa Kitô, là đoàn thể xã hội nhưng cũng là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo Hội trần gian nhưng đồng thời được tô điểm bằng những hồng ân thiên quốc (x. GH 8). Mức độ thuộc về Giáo Hội tùy thuộc mức độ người ta hội đủ các yếu tố vô hình và hữu hình nhiều hay ít. Theo kiểu nói của thánh Augustinô, một tín hữu công giáo có thể thuộc về Giáo Hội ngoài “thể xác”, nhưng “tâm hồn” thì không còn ở trong Giáo Hội nữa. Đó cũng là nguyên tắc của sự hiệp nhất đại kết. Các tín hữu đã lãnh nhận phép rửa ngoài Giáo Hội công giáo, vì thực sự được kết hiệp với Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần, nên cũng có quyền mang danh kitô hữu, và các cộng đoàn của họ cũng được gọi là Giáo Hội anh chị em với Giáo Hội công giáo, hoặc ít nữa là cộng đoàn giáo hội (communautés ecclésiales). Dù không đầy đủ, nhưng các cộng đoàn ấy cũng có một số yếu tố nền tảng của Giáo Hội công giáo, và vì thế tất cả các Giáo Hội đang hiệp thông với nhau rồi, dù là hiệp thông chưa trọn vẹn (x. GH 15 ; HN 3). Cách giải quyết vấn đề của Vaticanô II khác trước đây ở chỗ : không phải là “có”

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.