PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 33_P49 final-301-311.pdf

301 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM THE IMPACT OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT, TRADE OPENNESS, AND FINANCIAL DEVELOPMENT ON ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM MAI THỊ CẨM TÚ* , NGUYỄN THỊ DIỄM AN, NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC LÊ THỊ CẨM TIÊN, BÙI TRẦN KỲ VÂN Khoa Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM *Email liên hệ: [email protected] Tóm tắt Nghiên cứu này đã đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), độ mở thương mại, phát triển tài chính và sự tương tác giữa FDI và phát triển tài chính, giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại, giữa FDI và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn. Bài viết sử dụng số liệu từ năm 1995 đến 2022 với phương pháp phân phối trễ tự hồi quy (ARDL). Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố lý thuyết nền tảng vững chắc về tác động của FDI, độ mở thương mại, sự kết hợp giữa FDI và phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam mà các nhà nghiên cứu đang tranh luận. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách cho chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Độ mở thương mại, FDI, Mô hình ARDL, Phát triển tài chính, Tăng trưởng kinh tế. Abstract This study evaluated the impact of foreign direct investment (FDI), trade openness, financial development, and the interaction between FDI and financial development, between financial development and trade openness on Vietnam's long-term economic growth. The article uses data from 1995 to 2022 with the autoregressive distributed lag (ARDL) method. The research results contribute to consolidating solid theoretical foundations on the impact of FDI, trade openness, and the combination of FDI and financial development on Vietnam's economic growth that researchers are currently discussing essay. From there, the study proposes policy implications for the government's efforts to promote Vietnam's economic growth in the future. Keywords: Trade openness, FDI, the ARDL model, financial development, and economic growth. 1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế là thước đo để đánh giá sự vững mạnh của mỗi quốc gia, phản ánh những góc nhìn khách quan phản ánh sự tiến bộ và phát triển cốt lõi về mặt kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia và việc duy trì chỉ số này ở mức ổn định là một mục tiêu mà hầu hết nền kinh tế nào cũng hướng đến. Mặc dù tăng trưởng kinh tế không phải là chủ đề mới nhưng luôn mang tính thời sự và thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt bùng nổ sau những cú sốc kinh tế như khủng khoảng tài chính 2008 và sau đại dịch Covid 19. Tuy Việt Nam (VN) là một quốc gia nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong 10 năm trở lại đây nhưng tình hình tăng trưởng kinh tế VN vẫn diễn biến không ổn định từ giai đoạn 1995 - 2022 cùng với việc gánh chịu nhiều đợt khủng hoảng trên thế giới. Cụ thể, tăng trưởng Việt Nam đã ghi nhận sự suy giảm đáng chú ý như: từ 8,2% (năm 1997) xuống 4,8% (năm 1999) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 1998-1999, từ 7,1% (năm 2007) xuống 5,4% (năm 2009) do ảnh hưởng cuộc khủng tài chính 2008 - 2009, từ 7,4% (năm 2019) xuống 2,6% (năm 2021) khi đại dịch Covid - 19 xuất hiện cùng với những hậu quả đi kèm. Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự gia tăng bất ổn về chính trị,... làm bối cảnh kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, VN càng khó khăn trong việc duy trì động lực tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh rằng vẫn còn tồn đọng những bất ổn nội tại của nền kinh tế khiến cho tăng trưởng kinh tế VN dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những biến động bên ngoài. Việc nghiên cứu và tìm ra đầy đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp là cần thiết.
302 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) Qua lượt khảo các công trình nghiên cứu liên quan từ 2010 đến nay, nhóm nhận thấy nổi bật một số vấn đề sau: (i) có hai hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài này: Hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN, Châu Á, Đông Nam Á có liên quan đến VN; và nghiên cứu về các nhân tố riêng lẻ tác động đến tăng trưởng kinh tế của VN ở các giai đoạn trước, ít nghiên cứu trong giai đoạn gần đây. (ii) có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của VN hoặc các nước ASEAN, Châu Á, Đông Nam Á. Một số nghiên cứu cho rằng FDI có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế như Hoang & cộng sự (2010), Nguyễn Văn Duy & cộng sự (2014), Su, D. Thanh & cộng sự (2019), Nguyen, Le Thao Huong (2022). Trong khi đó Nguyễn Hải Yến & cộng sự (2021) cho rằng FDI tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Lê Duy Khánh (2020), Nguyễn Phúc Hiền & Lê Thùy Linh (2021), Nguyễn Minh Sáng & Bùi Thị Lệ Chi (2023) lại cho rằng FDI không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, phát triển tài chính là một trong những nhân tố mới được ít nhà nghiên cứu phát hiện ra có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng cần có nhiều nghiên cứu hơn để kiểm chứng tác động này. Hiện có ít nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu cũng còn nhiều nghi vấn về tác động này. Hoàng Thị Phương Anh & Đinh Tấn Danh (2015) khẳng định phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; còn Chi H. P. Ho & cộng sự (2021) cho rằng phát triển tài chính không tác động đến tăng trưởng kinh tế; ngược với hai quan điểm trước đó, Trương Đông Lộc & Lý Thoại Anh (2023) cho rằng phát triển tài chính có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trái ngược với FDI và phát triển tài chính, độ mở thương mại nhận được sự đồng thuận cao: Su, D. Thanh & cộng sự (2019), Lê Duy Khánh (2020), Nguyễn Hải Yến & cộng sự (2021), Chi H. P. Ho & cộng sự (2021), Nguyễn Văn Chiến (2022) cho rằng độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. (iii) một số nghiên cứu gần đây cũng xem xét thêm sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tương tự phát triển tài chính, mối quan hệ tương tác giữa FDI và độ mở thương mại tác động đến tăng tưởng kinh tế cũng đang nghi vấn như Hoang & cộng sự (2010) đã chỉ ra sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại không tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, Su, D. Thanh & cộng sự (2019) khẳng định sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. (iv) các nghiên cứu trên chưa xem xét đồng thời FDI, độ mở thương mại, phát triển tài chính, sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại, sự tương tác FDI và phát triển tài chính, sự tương tác giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ vai trò, thực tiễn và tổng quan nghiên cứu, nhóm nhận thấy cần thiết có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khám phá toàn diện hơn, đa chiều hơn về các nhân tố, cũng như phát hiện các mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế VN để góp phần lấp dần khoảng trống nghiên cứu trên và đề xuất hàm ý chính sách để tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian tới. Mục tiêu chính của bài viết này là đánh giá tác động FDI, độ mở thương mại, phát triển tài chính, sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại, sự tương tác giữa FDI và phát triển tài chính, sự tương tác giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế VN trong dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế VN trong thời gian tới. Các phần tiếp theo của bài viết này bao gồm: (2) Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu; (3) Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu; (4) Kết quả và Thảo luận; (5) Một số hàm ý chính sách và (6) Kết luận. 2. Cơ sở lý thuyết và đề xuất giả thuyết nghiên cứu 2.1. Lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng tân cổ điển Solow (Mankiw & cộng sự, 2014) là sự mở rộng lý thuyết của Cobb Douglass, giải thích rằng sản lượng hay tổng sản lượng quốc nội (GDP) phụ thuộc vào công nghệ, số lượng lao động, lượng vốn vật chất, lượng vốn con người cũng như tài nguyên thiên nhiên. Mô hình này có thể được thể hiện dưới dạng phương trình sau: Y = F(K, L, A) = F(K, AL) Trong đó: Y: sản lượng (GDP thực tế); K: tổng vốn tích lũy; A: tiến bộ công nghệ; L: số lao động; AL: lao động hiệu quả; F: hàm sản xuất. Lucas (1988) đề xuất mô hình tăng trưởng nội sinh theo hai loại vốn: Vốn vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất và vốn con người ảnh hưởng đến sự tăng trưởng năng suất lao động và vốn vật chất. Như vậy, một người nào đó có vốn con người bằng h sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gấp đôi hơn một người có vốn con người h/2 và ít hơn hai lần so với một người có vốn con người 2h. Lucas (1988) cũng tính đến sự tồn tại của quá trình tích lũy vốn vật chất, kinh nghiệm của vốn con người có tác động mạnh mẽ đến tăng
303 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) trưởng kinh tế. Rober Lucas giải thích sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Các quốc gia có đặc điểm là trình độ vốn nhân lực thấp tăng trưởng chậm hơn các quốc gia có nguồn lực đáng kể về mặt này. 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI, độ mở thương mại, phát triển tài chính và sự tương tác giữa các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow cho rằng nhân tố tiến bộ công nghệ, tích lũy vốn vật chất đóng vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thêm vào đó mô hình tăng trưởng kinh tế của Lucas (1988) bổ sung thêm vốn tri thức, tích lũy kinh nghiệm của vốn con người đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Đầu tư là động lực của tăng trưởng kinh tế (Liesbeth & cộng sự, 2009) và phát triển con người (Torabi, 2005) do đó nó là một phương tiện hiệu quả để tăng sự giàu có trong nền kinh tế quốc gia và cộng đồng. Với bối cảnh toàn cầu hóa thuận lợi như hiện nay, FDI mang lại nguồn vốn nước ngoài bổ sung cần thiết, công nghệ tiên tiến và kỹ năng quản lý được cải thiện, nó được coi là một phần thiết yếu của tăng trưởng kinh tế và quá trình toàn cầu hóa tài chính (Alfaro, 2017). Qua nghiên cứu thực nghiệm ở VN, Hoang & cộng sự (2010), Nguyễn Văn Duy & cộng sự (2014), Su, D. Thanh & cộng sự (2019), Nguyen, Le Thao Huong (2022) đã chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế VN. Trong khi đó Nguyễn Hải Yến & cộng sự (2021) cho rằng FDI tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Lê Duy Khánh (2020), Nguyễn Phúc Hiền & Lê Thùy Linh (2021), Nguyễn Minh Sáng & Bùi Thị Lệ Chi (2023) lại cho rằng FDI không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chưa thực sự thuyết phục, thiếu sự nhất quán đòi hỏi có nhiều bài nghiên cứu hơn để củng cố vững chắc lý thuyết. Đó cũng chính là một trong những mục đích nghiên cứu của nhóm nghiên cứu. Từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt kỳ vọng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết H1. FDI tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Grossman & Helpman (1990), Romer (1990) và Young (1991) là một trong những nghiên cứu tiên phong đã khẳng định sự mở cửa thương mại có tác động đến hiệu quả kinh tế hoặc tăng trưởng kinh tế quốc gia theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng về lâu dài, mở cửa thương mại có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ, đạt được hiệu quả trong phân bổ nguồn lực và cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp thông qua phổ biến công nghệ và phổ biến kiến thức (Barro & Sala-i-Martin, 1997; Rivera- Batiz & Romer, 1991). Do đó, các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng các quốc gia có độ mở thương mại cao hơn sẽ hoạt động tốt hơn các quốc gia có độ mở kém hơn. Từ góc độ này, các nước đang phát triển sẽ thu được nhiều lợi ích khi giao thương với các nước tiên tiến. Chính vì những lợi ích mong đợi này mà các tổ chức quốc tế và chính phủ tài trợ thường xuyên khuyến nghị các chính sách tự do hóa thương mại cho các nước đang phát triển với hy vọng mở cửa và hội nhập họ vào thị trường toàn cầu. Các nghiên cứu về độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, không nghi ngờ gì về tác động tích cực này. Su, D.Thanh & cộng sự (2019), Lê Duy Khánh (2020), Nguyễn Hải Yến & cộng sự (2021), Chi H. P. Ho & cộng sự (2021), Nguyễn Văn Chiến (2022) đều cho rằng độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt kỳ vọng độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết H2. Độ mở thương mại tác động dương đến đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, khi đề cập về tầm quan trọng của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế, dựa trên lý thuyết nội sinh có thể suy ra rằng một nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển tốt có thể giúp cho việc phân bổ nguồn lực (tập trung chủ yếu vào vốn vật chất và vốn con người) trở nên hiệu quả hơn, nhờ vậy tạo điều kiện phát triển công nghệ kỹ thuật với tốc độ nhanh hơn và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chiều hướng tác động của phát triển tài chính đối với nền kinh tế có thể phụ thuộc vào giai đoạn hoặc mức độ phát triển kinh tế (Radmehr & cộng sự, 2022). Cho đến nay, đã có nhiều bài nghiên cứu khai thác về vấn đề này chẳng hạn như Lacheheb & cộng sự (2014) đã chỉ ra được phát triển tài chính có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế tại Algeria. Tương tự, Nguyễn Văn Chiến (2022), Shreezal (2020), Radmehr & cộng sự (2022) cũng đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều & cộng sự (2016) lại kết luận rằng phát triển tài chính có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia ASEAN. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc & Lý Thoại Anh (2023). Có quá nhiều tranh cãi về phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu cũng kỳ vọng với
304 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) kết quả nghiên cứu này phần nào làm rõ chiều tác động của nó. Từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt kỳ vọng phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết H3. Phát triển tài chính tác động dương đến đến tăng trưởng kinh tế. Đối với nhiều quốc gia, độ mở thương mại không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế (Chibalamula & cộng sự, 2023), (Lacheheb & cộng sự, 2014) mà mối quan hệ kết hợp giữa độ mở thương mại và nguồn vốn FDI cũng được xem là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Dưới góc nhìn này, độ mở thương mại đóng vai trò là chất xúc tác để FDI biểu hiện mức độ tác động lên tăng trưởng kinh tế là lớn hay nhỏ. Khi có sự kết hợp của độ mở thương mại, hiệu ứng tăng trưởng của FDI sẽ được tăng cường trong trường hợp tốc độ tăng trưởng của độ mở thương mại lớn hơn 0 (Su, D. Thanh & cộng sự, 2019). Do đó, độ mở thương mại càng lớn sẽ càng thúc đẩy các tác động tích cực hơn do FDI tạo ra đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc phổ biến kiến thức, lan tỏa công nghệ mới, đổi mới,...Hay nói cách khác, độ mở thương mại nhỏ hơn sẽ không thể giúp quốc gia hấp thụ được sự chuyển giao kiến thức đến từ FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nhóm nghiên cứu có thể giải thích hiện tượng này như sau: Khi một quốc gia tăng cường và mở rộng quan hệ thương mại, hội nhập quốc tế với các đối tác thông qua những hiệp định thương mại tự do thì các rào cản thương mại (thuế quan, hạn ngạch,...) sẽ dần được dỡ bỏ và do đó quá trình tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu này sẽ thu hút các đối tác FDI gia tăng nguồn vốn FDI vào quốc gia đó. Do đó, nhóm nghiên cứu đặt kỳ vọng rằng sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết H4: Sự tương tác giữa FDI và độ mở thương mại có tác động dương đến với tăng trưởng kinh tế. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về sự tương tác của FDI và phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế và đa phần ủng hộ quan điểm rằng: Mối quan hệ kết hợp giữa FDI và phát triển tài chính có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu của Chee & Nair (2010) và Sibt-E-Ali & cộng sự (2021). Cùng với đó, bài viết cũng đồng tình rằng việc hoàn thiện chính sách phát triển tài chính sẽ tạo điều kiện để FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, chính sách tín dụng đối với kinh tế tư nhân giúp các doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn từ ngân hàng và có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư vào các dự án FDI. Do đó, trên thực tế, ngoài nguồn vốn từ công ty mẹ, ngân hàng nước ngoài thì các doanh nghiệp FDI còn sở hữu tỷ trọng lớn trong việc vay tín dụng từ ngân hàng Việt Nam. Thứ hai, đối với các doanh nghiệp VN, nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng là tài nguyên vô cùng quan trọng trong việc nâng cấp máy móc, thiết bị và đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính sự cải thiện này phần nào sẽ thu hút các cơ hội hấp dẫn từ dự án của những nhà đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho dòng vốn FDI vào nước. Cuối cùng, chính sách phát triển tài chính cùng hệ thống tín dụng minh bạch, uy tín cũng là chìa khóa nắm giữ niềm tin của những nhà đầu tư tiềm năng. Một môi trường đầu tư với sự quản lý chặt chẽ của hệ thống tài chính sẽ thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào VN, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, bài viết kỳ vọng rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua phát triển tài chính. Giả thuyết H5: Sự tương tác giữa FDI và phát triển tài chính có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu về tác động tương tác giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại lên tăng trưởng kinh tế hầu như rất ít được khai thác trong các đề tài trước đây và sẽ được nhóm nghiên cứu đào sâu hơn trong đề tài này. Một trong số ít đề tài mà nhóm đã tìm được có liên quan đến vấn đề này là bài nghiên cứu về nền kinh tế Nigeria của Afolabi (2022), đề tài đã kết luận rằng sự tương tác giữa độ mở thương mại và phát triển tài chính không gây ra bất kỳ tác động nào đến tăng trưởng kinh tế tại Nigeria. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xem xét tác động tương tác của phát triển tài chính và độ mở thương mại, có thể thấy rằng phát triển tài chính có nhiều khả năng tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua độ mở thương mại theo chiều hướng như sau: việc ký kết các FTA đã đóng góp một phần quan trọng đối với quá trình mở rộng thị trường dịch vụ tài chính và tăng cường năng lực tài chính,... Nếu thực hiện theo các cam kết của WTO về việc dỡ bỏ các hạn chế về ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm sẽ góp phần đáng kể vào cải thiện các trung gian tài chính và đổi mới dịch vụ tài chính. Từ đó, dòng vốn lưu chuyển ra - vào giữa các quốc gia sẽ gặp được nhiều điều kiện thuận lợi hơn cũng như hoạt động tín dụng, đầu tư phát triển sẽ mang lại những tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Do vậy, bài viết kỳ vọng rằng phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua độ mở thương mại. Giả thuyết H6: Sự tương tác giữa phát triển tài chính và độ mở thương mại có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.