Nội dung text Trường THPT Thuận Thành 2 - Bắc Ninh (2018-2019) .doc
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 2 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2018 - 2019 Môn: SINH HỌC – LỚP 11 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) - Bộ rễ phát triển rất mạnh mẽ về số lượng, kích thước và diện tích đặc biệt là lông hút - Bộ rễ phát triển về chiều sâu và lan rộng hướng đến nguồn nước - Là tai họa vì 99% lượng nước cây hút vào được thải ra ngoài qua lá, điều này không dễ dàng gì nhất là đối với những cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước - Là tất yếu vì: + Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước + Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá + Tạo điều kiện cho khí CO 2 khuếch tán từ không khí vào trong lá đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường + Thoát hơi nước còn làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp hợp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá 1 0,5 0,5 Câu 2 (3 điểm) a. - Pha sáng xảy ra trong màng tilacoid của lục lạp. Vì trong màng tilacoid có chứa hệ sắc tố diệp lục, chuỗi chuyền điện tử và phức hệ ATP-xintetaza do đó đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích trong ATP và NADPH - Pha tối xảy ra trong chất nền stroma của lục lạp. Vì chất nền là nơi có chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvin, do đó glucôzơ được tổng hợp từ CO 2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp b. - Khi tắt ánh sáng thì APG (axit phôtphoglixêric) tăng, RiDP (ribulôzơ 1,5 di phôtphat) giảm, vì vẫn còn CO2 để cố định RiDP thành APG. - Khi giảm nồng độ CO 2 thì RiDP tăng, APG giảm, vì không còn CO 2 để cố định RiDP thành APG - Khi tăng nồng độ CO2 trong dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối quang hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt hơn sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH) do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, quá trình quang phân ly nước xảy ra mạnh hơn, ôxi thải ra nhiều hơn 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (4 điểm) a. Một cặp NST có trao đổi chéo đơn tại một điểm sẽ cho 4 loại giao tử → Số loại giao tử của loài đó được tạo ra khi có trao đổi chéo tại1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng là: 2n-1.4 = 2n+1 Ta có: 2n+1 = 32 → n = 4 và 2n = 8 b. Gọi a là số tinh trùng tạo ra (số tinh trùng X = số tinh trùng Y = a/2) Ta có: 25% a/2 + 12,5% a/2 = 168 => a = 896 (tinh trùng). Số TB con được tạo ra chuyển sang vùng chín: a/4 = 224 (TB) Số TB con thật sự được tạo ra: (224 x 100)/87,5 = 256 (TB) Ta có: Một số tế bào sinh dục sơ khai (TBSDSK) đực nguyên phân 5 lần tạo ra 256 TB con. Vậy số TB SDSK đực: 256/25 = 8 (TB) Số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình phát sinh tạo tinh trùng: Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản là: 8.2n.(25 - 1) 1 0,5 0,5 0,5