PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 6. HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á.docx

BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đúng 10h sáng ngày 17/8/1945, tại Gia – các – ta, lãnh tụ Đảng Dân tộc In – đô – nê – xi – a là Xu – các – nô đã đọc lời tuyên bố: “Chúng tôi, nhân dân In – đô – nê – xi – a, trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của In – đô – nê – xi – a”. Bức thông điệp ngắn gọn này là Bản tuyên ngôn độc lập của In – đô – nê – xi – a – quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp đó, Việt Nam và Lào cũng lần lượt tuyên bố độc lập vào tháng 9 và 10 - 1945 a. Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là In – đô – nê – xi – a, Việt Nam, Cam – pu – chia. b. In – đô – nê – xi – a, Việt Nam, Lào giành chính quyền năm 1945 từ quân phiệt Nhật Bản. c. Nhiều nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào cùng ngày chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. d. Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á đều là các đảng phái chính trị theo khuynh hướng vô sản. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Tây Ninh, Trương Quyền liên minh với Pu – côm – bô đánh Pháp. Nguyễn Hữu Huân xây dựng căn cứ ở Đồng Tháp Mười, liên kết với A – cha Xoa (Cam – pu – chia) chống Pháp. Ông bị thực dân Pháp bắt, đày ra hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục tổ chức lực lượng đánh Pháp dọc theo các tỉnh Tân An, Mỹ Tho cho đến năm 1875. Tại căn cứ Hòn Chông (Rạch Giá), Nguyễn Trung Trực xây dựng lực lượng mở rộng kháng Pháp khắp vùng Rạch Giá, Kiên Giang…” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr.37) a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam tại Bắc Kì. b. Một số cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có liên minh chặt chẽ với phong trào kháng chiến ở Cam – pu – chia. c. Nguyễn Trung Trực đã xây dựng căn cứ ở Tây Ninh và tổ chức lực lượng đánh Pháp ở khắp Tây Ninh, Rạch Giá, Kiên Giang. d. Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đã có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất với nhau trong quá trình kháng chiến chống Pháp. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Từ năm 1920 đến năm 1945, nhiều đảng phái và tổ chức chính trị mới đã ra đời ở Đông Nam Á. Tiêu biểu trong số này là Đảng Lập hiến, Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Cộng Sản Đông Dương (Việt Nam, Đông Dương); Đảng Dân tộc, Đảng Cộng sản (In – đô – nê – xi – a); Đảng Tha – khin, Đảng Cộng sản (Mi – an – ma); Đại hội toàn Mã Lai (Ma – lai – xi – a); Đảng Cộng sản Phi – lip – pin,…” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.37) a. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, nhân dân các nước Đông Nam Á đã thành lập được nhiều tổ chức chính trị và đảng phái theo các khuynh hướng khác nhau. b. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ 1920 – 1945, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở tất cả các nước Đông Nam Á. c. Đảng Dân tộc là một trong những chính đảng cách mạng tiêu biểu của nhân dân Việt Nam và Đông Dương. d. Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Tha – khin, Đại hội toàn Mã Lai là những đảng phái và tổ chức chính trị tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á.
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Việt Nam, công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,6%/năm trong giai đoạn 1991 – 2000. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 343 tỉ USD, đứng thứ tư ở Đông Nam Á và thuộc 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ cuối năm 1986, Lào cũng bước vào quá trình đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 5,8%” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.40) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về một số thành tựu kinh tế của Việt Nam và Lào từ khi tiến hành đổi mới đất nước. b. Cả hai nước Việt Nam và Lào đều tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986. c. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ tư châu Á. d. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 2016 – 2020 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000. Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Kể từ năm 1967, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á luôn đạt mức cao (trừ năm 1998, năm đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính châu Á). Từ năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với GDP đạt khoảng 3000 tỉ USD từ năm 2018. Dự kiến đến năm 2030 sẽ vượt Đức vươn lên vị trí thứ 4 thế giới với GDP tăng gấp đôi. a. Đoạn tư liệu phản ánh một số thành tựu về kinh tế của các nước Đông Nam Á trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước. b. Kể từ năm 1967 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á luôn đạt mức cao và ổn định tuyệt đối. c. Từ năm 2018, ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, vượt cả Đức. d. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước Đông Nam Á cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Các cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân với những hình thức đấu tranh phong phú. Thực dân Pháp phải tra qua 26 năm mới áp đặt được nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam” (Sách giáo viên Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.91 – 92) a. Khi xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên. b. Khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” và đã nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn. c. Trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp liên tục vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. d. Năm 1884, thực dân Pháp đã áp đặt được nền bảo hộ trên đất nước Việt Nam. Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của chủ nghĩa thực dân đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Thực dân
Pháp chia Việt Nam làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau, lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người. Chính sách thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hóa, dịch vụ làm cho nền kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, phụ thuộc vào chính quốc” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.38) a. Đoạn trích phản ánh những tác động tích cực và tiêu cực của chế độ thực dân đối với Việt Nam. b. Trong quá trình cai trị Việt Nam, thực dân Pháp thi hành nhiều chính sách làm phức tạp thêm các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người, ngăn cản khối đoàn kết dân tộc ta. c. …“thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hóa” là chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp về mặt chính trị đối với Việt Nam. d. Trong suốt hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam tuy độc lập với kinh tế Pháp nhưng phát triển què quặt, nghèo nàn. ĐÁP ÁN Câu hỏi Đáp án a Đáp án b Đáp án c Đáp án d Câu 1 S Đ S S Câu 2 S Đ S S Câu 3 Đ S S Đ Câu 4 Đ Đ S S Câu 5 Đ S S Đ Câu 6 Đ S Đ Đ Câu 7 S Đ S S

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.