PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text SGV - HOAT DONG TRAI NGHIEM 11 - Chu de 4 - bai mau.pdf

20 21 CHỦ ĐỀ 4 TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH VÀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. 2. Học sinh – Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp; – Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống. III. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC A. KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ 1. Khởi động Tổ chức trò chơi: Ai nhớ nhiều thông tin về gia đình nhất? – GV yêu cầu mỗi HS lấy 1 tờ giấy và viết vào đó đáp án ngay sau mỗi câu hỏi GV đặt ra. – Sau đó, GV cho HS giơ lên đáp án của mình; GV có thể hỏi một vài HS để xác nhận kết quả là đúng. + Hãy viết vào giấy đáp án: • Sinh nhật của ông nội; • Sinh nhật của bố; • Sinh nhật của bà ngoại; • Sinh nhật của mẹ; • ... – Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình. – Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình. – Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình. – Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình. – Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí. I. MỤC TIÊU
20 21 + Hãy viết vào giấy đáp án: • Món ăn yêu thích nhất của bà nội; • Món ăn yêu thích nhất của ông ngoại; • Món ăn yêu thích nhất của bố, mẹ; • Sở thích giải trí của anh, chị, em; • Sở thích giải trí của bố, mẹ; • ... – GV tổng kết, ghi nhận sự cố gắng của HS và khuyên HS nên nhớ những thông tin cơ bản của các thành viên trong gia đình. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của chúng ta tới gia đình. – GV trao đổi về ý nghĩa của hoạt động vừa thực hiện. 2. Giới thiệu chủ đề – GV giới thiệu tên chủ đề, tranh chủ đề. GV lưu ý giới thiệu hấp dẫn, thú vị. – GV nhắc nhở HS chuẩn bị chủ đề trước khi đến lớp. Dựa trên những gì HS chuẩn bị, đến lớp thầy cô sẽ tổ chức các hoạt động khác nhau để các em được trải nghiệm và kiến tạo nên chính mình. 3. Định hướng rèn luyện trong chủ đề – Các mục tiêu của chủ đề không chỉ được thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục theo chủ đề mà còn được tiếp tục rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp và các không gian khác. – Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống. B. CÁC HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VÀ HƯỚNG DẪN RÈN LUYỆN, VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG 1: Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình Mục đích: Giúp HS biết quan tâm đến gia đình thể hiện thông qua việc nhớ được những thông tin cơ bản của các thành viên của gia đình và giúp nhắc nhở HS thực hiện việc chăm sóc những người thân trong gia đình một cách thường xuyên. Các bước thực hiện: 1. Thảo luận và xác định những việc nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết vào giấy khổ to những việc nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
22 23 Việc làm Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 1. Trực tiếp nói lời yêu thương, quan tâm với người thân. 2. Nhắn những lời yêu thương, chúc mừng người thân. 3. Lựa chọn quà theo sở thích của người thân để tặng nhân ngày kỉ niệm. 4. Thực hiện hành động yêu thương. 5. Thực hiện hành động chăm sóc người thân. 6. San sẻ công việc gia đình. ... – HS chia sẻ về kết quả mình đã chăm sóc người thân như thế nào. – GV mời một số HS thể hiện những lời nói và hành động yêu thương với người thân. – GV nhắc nhở HS hãy luôn quan tâm đến người thân vì bố mẹ vẫn luôn chờ đợi những hành động và lời nói yêu thương từ các con của mình. 2. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các trường hợp. – GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 trường hợp. Mỗi nhóm chia sẻ những lời nói, hành động trong trường hợp đã cho. Sau đó, nhóm chọn ra các phương án hay nhất. – GV yêu cầu HS của các nhóm đưa ra những phương án về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm sóc người thân và GV tổng hợp vào bảng sau: Trường hợp Lời nói, hành động 1. Em nghe bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông, bà. 2. Em thấy bố rất bức xúc sau khi nói chuyện với ai đó qua điện thoại về công việc. 3. Em thấy bố đang làm vườn, mồ hôi nhễ nhại. 4. Dạo này em thường thấy em gái có vẻ mặt buồn bã và hay ngồi một mình.
22 23 – GV nhận xét về kết quả của HS và có thể cho HS trình diễn lại một số phương án của lớp đưa ra. – GV dặn dò HS luôn quan tâm thông qua quan sát tinh tế những người thân trong gia đình. 3. Chia sẻ những việc em đã làm được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Giải thích vì sao em chưa làm được và đưa ra hướng khắc phục. – GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về những việc làm được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân. – Các nhóm viết thông tin vào giấy khổ to thành 2 cột. – HS trao đổi về lí do vì sao em lại làm tốt hoặc chưa tốt các hành vi quan tâm, chăm sóc. – GV hỏi HS về việc các em thu nhận được gì sau khi các bạn chia sẻ kinh nghiệm. – GV mời một số HS trả lời. – GV yêu cầu HS bổ sung vào SBT những việc em muốn làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. – GV nhận xét hoạt động. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG 2: Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình Mục đích: Giúp nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện công việc nhà, biết sắp xếp công việc hợp lí, học cách tổ chức hiệu quả việc nhà, từ đó phát triển tư duy logic và sắp xếp trong mọi việc. Các bước thực hiện: 1. Xác định các công việc trong gia đình và cách em thực hiện những công việc đó. – GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về các công việc gia đình mà em thực hiện và cách thực hiện. – GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. 2. Sắp xếp công việc của gia đình trong tình huống sau và giải thích sự hợp lí khi sắp xếp những công việc đó. – GV yêu cầu các nhóm sắp xếp những công việc nhà dưới đây sao cho hợp lí về tính thường xuyên và thời điểm thực hiện.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.