Nội dung text BÀI THỰC HÀNH SỐ 4.docx
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới. 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học: Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 12. - Máy tính, máy chiếu (nếu có) . 2. Học sinh: - Sách giáo khoa - Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC: Hoạt động Dạy – Học Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Nhiệm vụ 1: BÀI TẬP SỐ 1 GV mời HS tham gia trò chơi” Tom và Jerry” - Nêu được bối cảnh lịch sử của Việt Nam trước khi tiến hành đổi mới (1986). - Trình bày được những nội dung cơ bản của công cuộc Đổi mới ở
Câu 10: Về hội nhập quốc tế, sau Đổi mới Việt Nam đạt được một trong những thành tựu nào sau đây? A. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. B. Khắc phục triệt để nạn đói trong nước. C. Trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao. D. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đạt nhiều thành tựu. Nhiệm vụ 2: BÀI TẬP SỐ 2 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: Dựa vào thônng tin tư liệu GV cung cấp. HS hoàn thành các câu hỏi dạng Đúng - Sai. GV mời nhóm bất kì trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Bài 1 “ Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp”. ( Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 49, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr.968) a. Đổi mới nghĩa là Việt Nam từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội để tìm con đường mới đúng đắn hơn. b. Đổi mới không thay đổi mục tiêu CNXH mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. c. Mục tiêu của đổi mới là thay đổi về quan niệm, hình thức, bước đi, biện pháp phù hợp d. Đổi mới nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội bằng cách làm, tư duy và bước đi mới phù hợp hơn. Bài 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khẳng định: tiếp tục mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội được đề ra từ đại hội V nhưng nhận thức lại về thời kì quá độ là thời kì lâu dài, phức tạp và Việt Nam đang ở chặng đầu tiên. Vì thế, Đại hội khẳng định phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công Ba chương trình kinh tế là lương thực thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu. a. Đại hội VI đã khẳng định Việt Nam tiếp tục đi theo con đường XHCN. b. Đại hội VI nhận thức đúng đắn về thời kì quá độ để có thể xác định con đường tiếp theo của các mạng. c. Đại hội VI đánh dấu Việt Nam từ bỏ chính sách ưu tiên công nghiệp nặng trong một thời gian dài để hướng vào những mục tiêu thiết thực hơn, cần thiết hơn.