PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 250 bài tập môn Hóa Học - Ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM - Phần 6.doc

Trang 1 250 bài tập môn Hóa Học - Ôn thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM - Phần 6 Câu 1 (TH): Cho cấu hình electron của các nguyên tố: X: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 ; Y: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 ; Z: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 6 . Nhận xét nào sau đây đúng? A. X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm. B. X là kim loại, Y là kim loại, Z là khí hiếm. C. X là phi kim, Y là kim loại, Z là khí hiếm. D. X là phi kim, Y là khí hiếm, Z là kim loại. Câu 2 (NB): Cho các cân bằng hóa học sau: N 2 (k) + 3H 2 (k) ⇄ 2NH 3 (k) (1) H 2 (k) + I 2 (k) ⇄ 2HI (k) (2) 2SO 2 (k) + O 2 (k) ⇄ 2SO 3 (k) (3) 2NO 2 (k) ⇄ N 2 O 4 (k) (4) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 3 (VD): Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ancol etylic). Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 20,8656 lít khí O 2 (đktc) thu được CO 2 và H 2 O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16) A. C 2 H 6 O. B. C 29 H 50 O 2 . C. C 7 H 8 O 5 . D. C 20 H 30 O. Câu 4 (NB): Amino axit có khả năng phản ứng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl vì A. amino axit có tính bazơ. B. amino axit có tính lưỡng tính. C. amino axit có tính axit. D. amino axit có tính khử. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 5 đến 7 Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân: + Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều. + Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều. Cho dãy điện hóa sau Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời Pb(NO 3 ) 2 và Mg(NO 3 ) 2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì. Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình bên.
Trang 2 Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điệc cực của bình 2. Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn và Al lần lượt là 108; 65 và 27 đvC. Câu 5 (TH): Trong thí nghiệm 1, bán phản ứng nào xảy ra ở anot? A. Pb → Pb 2+ + 2e. B. Mg → Mg 2+ + 2e. C. 2H 2 O → O 2 + 4H + + 4e. D. 4NO 3 - → 2N 2 O 5 + O 2 + 4e. Câu 6 (VD): Trong thí nghiệm 1, giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào? A. pH tăng do OH - sinh ra ở catot. B. pH giảm do H + sinh ra ở anot. C. pH không đổi do không có H + và OH - sinh ra. D. pH không đổi do lượng H + sinh ra ở anot bằng với lượng OH - sinh ra ở catot. Câu 7 (VD): Trong thí nghiệm 2, số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là: A. 0 gam. B. 3,9 gam. C. 0,975 gam. D. 1,95 gam. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 8 đến 10 Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, … Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (C n H m O 2 ) và rượu thu được este và nước. Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este. Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Câu 8 (VD): Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được: A. Axit oleic. B. Glixerol. C. Axit stearic. D. Axit panmitic. Câu 9 (VD): Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo thuộc loại hợp chất este. (b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước. (c) Các este không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước. (d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng chuyển thành chất béo rắn. (e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử. Những phát biểu đúng là A. (a), (b), (c), (d), (e). B. (a), (d), (e). C. (a), (c), (d), (e). D. (a), (b), (d). Câu 10 (VD): Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Phát biểu nào sau đây sai?
Trang 3 A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp; phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất. C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH) 2 thành dung dịch màu xanh lam.
Trang 4 Đáp án 1-A 2-C 3-B 4-B 5-C 6-B 7-C 8-B 9-C 10-C LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 1 (TH): Cho cấu hình electron của các nguyên tố: X: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 ; Y: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 ; Z: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 6 . Nhận xét nào sau đây đúng? A. X là kim loại, Y là phi kim, Z là khí hiếm. B. X là kim loại, Y là kim loại, Z là khí hiếm. C. X là phi kim, Y là kim loại, Z là khí hiếm. D. X là phi kim, Y là khí hiếm, Z là kim loại. Phương pháp giải: Các nguyên tử có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử kim loại (trừ H, Be và B). Các nguyên tử có 5,6,7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron là nguyên tử của nguyên tố phi kim. Các nguyên tố có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim. Các nguyên tố có 8 electron ở lớp ngoài cùng là khí hiếm (ngoại trừ He có 2e cũng thuộc khí hiếm). Giải chi tiết: X có 2 electron lớp ngoài cùng (3s 2 ) → nguyên tố kim loại. Y có 6 electron lớp ngoài cùng (3s 2 3p 4 ) → nguyên tố phi kim. Z có 8 electron lớp ngoài cùng (3s 2 3p 6 ) → nguyên tố khí hiếm. Câu 2 (NB): Cho các cân bằng hóa học sau: N 2 (k) + 3H 2 (k) ⇄ 2NH 3 (k) (1) H 2 (k) + I 2 (k) ⇄ 2HI (k) (2) 2SO 2 (k) + O 2 (k) ⇄ 2SO 3 (k) (3) 2NO 2 (k) ⇄ N 2 O 4 (k) (4) Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Phương pháp giải: Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó." Giải chi tiết: Các cân bằng hóa học bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất là các cân bằng có tổng số mol khí bên chất tham gia khác tổng số mol khí bên chất tạo thành. → Các cân bằng thỏa mãn là (1), (3), (4). Câu 3 (VD): Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ancol etylic). Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 20,8656 lít khí O 2 (đktc) thu được CO 2 và H 2 O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là (biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16) A. C 2 H 6 O. B. C 29 H 50 O 2 . C. C 7 H 8 O 5 . D. C 20 H 30 O. Phương pháp giải: - Tính số mol O 2 - Đặt ẩn là số mol của CO 2  và H 2 O + Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy lập được phương trình (1) + Từ khối lượng dung dịch giảm lập được phương trình (2)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.