Nội dung text CHỦ ĐỀ 5-TÁN SẮC ÁNH SÁNG QUA LĂNG KÍNH. MÀU SẮC CỦA VẬT.pdf
1 CHỦ ĐỀ 5- TÁN SẮC ÁNH SÁNG QUA LĂNG KÍNH MÀU SẮC CỦA VẬT Lăng kính là một khối trong suốt, đống chất (thuỷ tinh, nhựa,...) thường có dạng lăng trụ tam giác. Lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên. Mặt phẳng ABC là tiết diện chính của lăng kính. Góc A hợp bởi hai mặt bên của lăng kính được gọi là góc chiết quang hay góc ở đỉnh của lăng kính. Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng bởi hai yếu tố đó là: góc chiết quang A, chiết suất n của chất làm lăng kính. Thí nghiệm tìm hiểu quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính: Chuẩn bị: lăng kính, nguồn ánh sáng trắng (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang,...) phát ra chùm sáng hẹp, màn chắn. Tiến hành: Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình. Bước 2: Bật đèn để chiếu chùm sáng trắng hẹp vào một mặt bên của lăng kính. Quan sát ánh sáng thu được trên màn chắn. TÁN SẮC ÁNH SÁNG QUA LĂNG KÍNH
2 Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính ta thu được dải màu từ đỏ đến tím (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), gọi là quang phổ của ánh sáng trắng Hiện tượng thu được quang phổ khi chiếu án sáng trắng qua lăng kính gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau. Các chùm sáng có màu khác nhau gọi là các ánh sáng màu. Ánh sáng có một màu nhất định gọi là ánh sáng đơn sắc. Một số nguồn ánh sáng màu Đèn lase Đèn LED Đèn neon Chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. Chiết suất của thuỷ tinh dùng làm lăng kính tăng dần theo thứ tự từ ánh sáng màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm đến màu tím. Tức là n đỏ < n cam < n vàng < n lục < n lam < n chàm < n tím Theo định luật khúc xạ ánh sáng, tia đỏ bị lệch ít nhất và tia tím bị lệch nhiều nhất. Sau khi qua lăng kính, các tia sáng có màu khác nhau bị tách ra tạo thành dải các màu sắp xếp liên tục. Đó là nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng khi truyền qua lăng kính. Giải thích sự tán sắc của ánh sáng mặt trời qua lăng kính:
3 Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của nhiểu ánh sáng màu. Khi chiếu chùm ánh sáng mặt trời qua lăng kính, do chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau nên lăng kính có tác dụng làm lệch các chùm sáng màu có sẵn trong chùm ánh sáng mặt trời theo các phương khác nhau. Qua lăng kính, quang phổ của ánh sáng mặt trời là dải màu từ đỏ đến tím. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng. Ứng dụng của tán sắc ánh sáng: 🖎 Ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích chùm sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc. 🖎 Giải thích về nhiều hiện tượng quang học trong tự nhiên như cầu vồng,... Tóm lại: Ở đâu có sự khúc xạ của ánh sáng đa sắc thì ở đó sẽ có hiện tượng tán sắc ánh sáng. Chùm tia sáng hẹp màu đỏ qua lăng kính Các bước vẽ đường đi của tia sáng qua lăng kính ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG KHI QUA LĂNG KÍNH
4 Vẽ tia tới SI đến một mặt của lăng kính dưới góc tới i so với pháp tuyến N 1 N’ 1 tại I. Tại I, vẽ tia khúc xạ IJ lệch gần pháp tuyến với góc khúc xạ i’. Tia IJ tới mặt bên AC dưới góc tới j. Tại J, vẽ tia khúc xạ JR lệch xa pháp tuyến N 2 N’ 2 với góc khúc xạ j’. Chiết suất của môi trường ứng với mỗi tia sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau nên góc lệch ứng với mỗi tia sáng cũng khác nhau Chùm sáng đi ra khỏi lăng kính luôn lệch vế phía đáy của lăng kính. Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng: Quả táo phản xạ mạnh ánh sáng màu đỏ và hấp thụ hầu hết các ánh sáng màu còn lại. → Ta thấy quả táo này có màu đỏ. MÀU SẮC CỦA VẬT