Nội dung text CĐ2. Glucose và saccharose (Bản HS).docx
CĐ 2 GLUCOSE VÀ SACCHAROSE (Bản HS) KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Khái niệm carbohydrate - Carbohydrate là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O và thường có công thức C n (H 2 O) m (n m). VD: Glucose: C 6 H 12 O 6 , saccharose: C 12 H 22 O 11 , tinh bột và cellulose: (C 6 H 10 O 5 ) n . II. Glucose và saccharose Glucose (C 6 H 12 O 6 ) Saccharose (C 12 H 22 O 11 ) TCVL và TT tự nhiên - Là chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước. - Khối lượng riêng là 1,56 g/cm 3 . - Có trong các bộ phận của cây đặc biệt là trong quả chín (nho chín). Glucose cũng có trong máu người và động vật. - Là chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước. - Khối lượng riêng là 1,58 g/cm 3 . - Có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt. Tính chất hóa học 1. Phản ứng tráng bạc - Glucose có phản ứng với AgNO 3 trong NH 3 tạo ra Ag, phản ứng này dùng để tráng bạc lên kính để sản xuất gương soi nên có tên gọi là phản ứng tráng bạc. C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O C 6 H 12 O 7 + 2Ag - Sacchrose không có phản ứng này. 2. Phản ứng lên men rượu - Glucose có phản ứng lên men tạo thành ethylic alcohol và carbon dioxide. C 6 H 12 O 6 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 1. Phản ứng thủy phân - Saccharose có phản ứng thủy phân trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme tạo thành glucose và fructose. C 12 H 22 O 11 +H 2 OC 6 H 12 O 6 +C 6 H 12 O 6 glucose fructose - Fructose có nhiều trong mật ong, có cấu tạo khác với glucose và ngọt hơn glucose. Vai trò và ứng dụng - Glucose là nguồn năng lượng chính của động vật và thực vật, glucose cung cấp năng lượng cho các tế bào, hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất. - Glucose được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, sản xuất đồ uống có cồn và tráng gương. - Saccharose có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa saccharose (bánh, kẹo ngọt, …) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. - Saccharose được dùng để sản xuất bánh kẹo, đồ uống, dược phẩm và ethylic alcohol.
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. [CD - SBT] Chọn các từ thích hợp (lipid, glucose, saccharose, fructose) để điền vào chồ ……… trong các câu sau: (a) tan tốt trong nước, là nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể người và động vật. (b) tan tốt trong nước, có nhiều trong cây mía. Đó là chất dinh dưỡng được cơ thể người hấp thụ và chuyển hoá dễ dàng thành ……… và ……….. (c) Khi ăn quá nhiều các loại bánh ngọt, kẹo có chứa .., có thể làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường. (d) Mía, củ cải đường, thốt nốt có nhiều …còn quả nho chín có nhiều … Câu 2. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được phát biểu đúng: Glucose, saccharose, lên men rượu, carbon dioxide, cháy, glucose và saccharose (a) (1) …………….. là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước. (b) Mật ong, quả nho chín đều có chứa nhiều (2)… (c) (3)… có nhiều trong hoa quả chín, trong máu người và động vật. (d) (4)… có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. (e) (5)… có phản ứng tráng bạc cùng với phản ứng (6)… tạo thành ethylic alcohol và (7).... (g) (8)… có phản ứng thủy phân nhưng không có phản ứng tráng bạc. (h) (9) … có phản ứng tráng bạc nhưng không có phản ứng thủy phân. (i) Glucose và saccharose đều có phản ứng (10) … Câu 3. [CTST - SBT] Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng: CỘT A CỘT B (1) C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O (a) ethylic alcohol + … (2) Glucose dùng để (b) pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C, … (3) Glucose (c) chế biến thực phẩm, dược phẩm, pha chế thuốc, … (4) Saccharose dùng để (d) glucose + fructose (5) C 12 H 22 O 11 + H 2 O (e) …… + Ag↓ Câu 4. Khi pha nước giải khát có đá (lạnh) người ta làm như sau: Cách 1: Cho đá vào nước, sau đó cho đường, khuấy đều. Cách 2: Cho đường vào nước, khuấy tan sau đó cho đá. Hãy chọn cách làm đúng và giải thích. Câu 5. Tiến hành thí nghiệm: Cho vào hai cốc, mỗi cốc 100 mL nước. Sau đó cho vào cốc thứ nhất glucose, cốc thứ hai Saccharose (lượng bằng nhau, khoảng 2 thìa cà phê), khuấy cho tan hết. Hãy so sánh độ ngọt giữa hai dung dịch trên. Câu 6. [KNTT - SBT] Một số vi khuẩn trong miệng có thể chuyển hoá saccharose thành acid. Theo em, ăn nhiều bánh kẹo hoặc thức ăn được tạo vị ngọt bằng saccharose mà không vệ sinh răng miệng đúng cách có tác động như thế nào đến sức khoẻ của răng? Câu 7. [KNTT - SBT] Viết các PTHH minh hoạ các quá trình: (a) Chuyển hoá glucose thành ethylic alcohol. (b) Chuyển hoá saccharose thành glucose và fructose. Câu 8. [CD - SBT] Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau Câu 9. Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ sau:
Saccharose Glucose Ethylic alcohol Acetic acid Ethyl acetate Câu 10. Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: (a) Glucose và saccharose. (b) Ethylic alcohol và Saccharose. (c) Ethylic alcohol, acetic acid, glucose, saccharose. Câu 11. [CD - SBT] Glucose thường được pha vào dịch truyền với nồng độ 5% hoặc 10%. Nếu một người được truyền 500 gam dịch truyền chứa 5% glucose thì cơ thể người đó đã được cung cấp bao nhiêu gam glucose? BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ♦ Mức độ BIẾT Câu 1. [KNTT - SBT] Nguyên tố nào dưới đây không có trong các hợp chất carbohydrate? A. C B. H. C. O. D. Cl. Câu 2. [CD - SBT] Công thức chung của carbohydrate là: A. (CH 2 ) n O m với n > m. B. C n (H 2 O) m với n < m. C. C n (H 2 O) m với n > m. D. C n (H 2 O) m với n m. Câu 3. (QG.18 - 202): Glucose là một carbohydrate có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucose là: A. C 2 H 4 O 2 . B. (C 6 H 10 O 5 )n. C. C 12 H 22 O 11 . D. C 6 H 12 O 6 . Câu 4. [QG.20 - 203] Số nguyên tử oxygen trong phân tử glucose là A. 12. B. 6. C. 5. D. 10 Câu 5. [QG.20 - 204] Số nguyên tử hydrogen trong phân tử glucose là A. 11. B. 22. C. 6. D. 12. Câu 6. [CD - SBT] Trong thực vật, glucose thường có nhiều ở A. Lá B. Quả chín C. rễ D. Thân Câu 7. [CTST - SBT] Loại quả nào sau đây có chứa hàm lượng glucose lớn nhất? A. Quả dưa hấu. B. Quả nho chín. C. Quả chuối chín. D. Quả xoài chín. Câu 8. (QG.18 - 204): Saccharose là một carbohydrate có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của Saccharose là A. C 6 H 12 O 6 . B. (C 6 H 10 O 5 ) n C. C 12 H 22 O 11 . D. C 2 H 4 O 2 . Câu 9. [CTST - SBT] Carbohydrate X có nhiều trong hoa thốt nốt. Công thức phân tử của carbohydrate X là A. . B. . C. . D. . Câu 10. Chất có chứa nguyên tố oxygen là A. Saccharose. B. acethylene. C. ethylene. D. methane. Câu 11. [CTST - SBT] Saccharose có nhiều nhất trong sản phẩm nào sau đây? A. Mật ong. B. Các loại quả chín. C. Củ cải đường. D. Quả bơ. Câu 12. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây dễ tan trong nước? A. methane. B. chất béo. C. Glucose. D. acethylene. Câu 13. Chất phản ứng được với AgNO 3 /NH 3 , đun nóng tạo ra kim loại Ag là A. glucose. B. Saccharose. C. acetic acid. D. Ethylic alcohol. Câu 14. Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO 2 và
A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 COOH. C. HCOOH. D. CH 3 CHO. Câu 15. [QG.21 - 201] Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường acid? A. Saccharose. B. Glycerol. C. Glucose. D. acetic acid. ♦ Mức độ HIỂU Câu 16. [KNTT - SBT] Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm trạng thái và ứng dụng chung của glucose và saccharose? A. Dạng tinh thể. B. Tan tốt trong nước. C. Không màu, có vị ngọt. D. Tập trung chủ yếu ở rễ cây. Câu 17. [KNTT - SBT] Glucose không tham gia phản ứng nào dưới đây? A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng lên men rượu. C. Phản ứng thuỷ phân. D. Phản ứng cháy. Câu 18. (M.15): Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucose. B. Saccharose. C. Fructose. D. sodium chloride. Câu 19. (204 – Q.17). Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng. Chất X là A. ethyl acetate. B. glucose. C. acetic acid. D. Saccharose. Câu 20. Tính chất nào là tính chất vật lí của glucose? A. Chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. B. Chất rắn màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước. C. Chất rắn không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. D. Chất kết tinh, màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước. Câu 21. Chất hữu cơ X có các tính chất sau: (1) ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, (2) tan nhiều trong nước. X là chất nào sau đây ? A. ethylene. B. glucose. C. chất béo. D. acetic acid. Câu 22. Glucose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây? A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng lên men alcohol. C. Phản ứng xà phòng hóa. D. Phản ứng ester hóa. Câu 23. Saccharose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây? A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng xà phòng hóa. D. Phản ứng ester hóa. Câu 24. Chất X là một carbohydrate có phản ứng thủy phân: X + H 2 O Y + Z X có công thức phân tử nào sau đây? A. Glucose. B. Tinh bột. C. Saccharose. D. Cellulose. Câu 25. Saccharose có những ứng dụng trong thực tế là A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc. B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người. C. làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích. D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm. Câu 26. [CD - SBT] Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Cả glucose và saccharose đều ít tan trong nước. B. Glucose ít tan trong nước còn saccharose tan tốt trong nước. C. Glucose và saccharose đều tan tốt trong nước. D. Glucose tan tốt trong nước còn saccharose ít tan trong nước.