PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án KNTT Vật Lý 11 - Chương 3 - ĐIỆN TRƯỜNG (Đầy đủ).docx


2 - Vận dụng được kiến thức để làm bài tập liên quan đến lực tương tác giữa các điện tích. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Kế hoạch dạy học. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: hình ảnh sự hút, đẩy giữa các điện tích, hình ảnh lực tương tác giữa hai điện tích, hình ảnh sơn tĩnh điện. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua việc nhắc lại kiến thức đã học một cách định tính về tương tác điện ở môn Khoa học tự nhiên lớp 8. GV yêu cầu HS dự đoán về sự phụ thuộc của các đại lượng vào độ lớn của lực tương tác để tìm hiểu về độ lớn của lực điện vào độ lớn của các điện tích và khoảng cách giữa chúng. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận và dự đoán về sự phụ thuộc của các đại lượng vào độ lớn của lực tương tác. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các dự đoán để tìm hiểu về lực tương tác giữa các điện tích. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV đặt vấn đề: Ở môn Khoa học tự nhiên 8, chúng ta đã học một các định tính về tương tác giữa các điện tích, đó là các điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau. - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Theo em, độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích phụ thuộc như thế nào vào độ lớn của các điện tích và khoảng cách giữa chúng?
3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào bài: Bài học này sẽ giúp các em biết dự đoán nào là đúng hay sai: Bài 16: Lực tương tác giữa các điện tích. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về tương tác giữa các điện tích a. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm và tìm hiểu về tương tác giữa các điện tích. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm, yêu cầu đưa ra dự đoán và kết luận sau khi quan sát thí nghiệm. c. Sản phẩm: HS mô tả được lực hút và lực đẩy giữa các điện tích. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4 – 5 HS. - GV giới thiệu mục đích của thí nghiệm, từ đó ôn lại về lực một điện tích tác dụng lên điện tích khác đã học ở Khoa học tự nhiên 8. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK và dự đoán hiện tượng có thể xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm trong Hoạt động (SGK – tr61) + Treo thanh nhựa A bằng một dây chỉ để nó quay tự do rồi dùng len cọ xát với một đầu của nó. I. LỰC HÚT VÀ LỰC ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH *Trả lời Hoạt động (SGK – tr61) a) Thanh nhựa cọ xát với với len sẽ nhiễm điện âm nên khi hai thanh nhựa lại gần nhau sẽ đẩy ra xa vì cả hai thanh nhựa nhiễm điện cùng dấu. b) Thanh thủy tinh cọ xát với lụa sẽ nhiễm điện dương và thanh nhựa nhiễm điện âm nên đưa hai thanh lại gần nhau chúng sẽ hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. *Kết luận - Có hai loại điện tích trái dấu và điện tích dương và điện tích âm.
4 a) Cọ xát một đầu thanh nhựa B với len rồi đưa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa A (hình 16.1a). b) Cọ xát một đầu thanh thủy tinh C với lụa rồi đưa lại gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa A (hình 16.1b). - GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. + Lưu ý: Buộc và treo thanh nhựa, thanh thủy tinh sao cho chúng luôn ở trạng thái cân bằng. - Sau khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về lực hút và lực đẩy giữa các điện tích. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung còn lại phần Hoạt động (SGK – tr61) + Dựa vào hình 16.2a, vẽ các vecto lực biểu diễn tương tác giữa các điện tích trong các hình 16.2b,c còn lại. - Các điện tích cùng dấu đẩy nhau. - Các điện tích trái dấu hút nhau. Lực hút, lực đẩy giữa các điện tích được gọi chung là lực tương tác giữa các điện tích (thường gọi tắt là lực điện). *Trả lời Hoạt động (SGK – tr61) - Lực tương tác giữa các điện tích được biểu diễn như hình dưới - Lực điện tác dụng lên mỗi điện tích cùng dấu, cùng độ lớn đặt tại các đỉnh của một tam giác đều được biểu diễn như hình dưới

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.