PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TUẦN HOÀN ĐỘNG VẬT NỐI ĐIỀN KHUYẾT NEW.docx

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TUẦN HOÀN ĐỘNG VẬT Câu 1. Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ các bộ phận sau: A. dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu. B. động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. C. tâm nhĩ, tâm thất, buồng tim và van tim. D. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje. Câu 2. Vận tốc máu cao nhất ở …(1)…, giảm mạnh ở …(2)… và thấp nhất ở …(3)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – động mạch; 2 – mao mạch; 3 – tĩnh mạch. B. 1 – động mạch; 2 – tĩnh mạch; 3 – mao mạch. C. 1 – tĩnh mạch; 2 – động mạch; 3 – mao mạch. D. 1 – tĩnh mạch; 2 – mao mạch; 3 – động mạch. Câu 3. Vận tốc máu …(1)… với tổng tiết diện của hệ mạch. Ở nơi nào có tổng tiết diện nhỏ nhất thì vận tốc máu là …(2)… và ngược lại. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – tỉ lệ thuận; 2 – nhỏ nhất. B. 1 – tỉ lệ thuận; 2 – lớn nhất. C. 1 – tỉ lệ nghịch; 2 – nhỏ nhất. D. 1 – tỉ lệ nghịch; 2 – lớn nhất. Câu 4. Ở các nhóm động vật có hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực …(1)…, tốc độ máu chảy …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – chậm. B. 1 – thấp; 2 – nhanh. C. 1 – cao; 2 – chậm. D. 1 – cao; 2 – nhanh. Câu 5. Tim bơm máu vào …(1)… theo từng đợt nhưng máu vẫn chày thành dòng liên tục trong mạch, nguyên nhân chính là do tính …(2)… của thành mạch. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – mao mạch; 2 – đàn hồi. B. 1 – mao mạch; 2 – liên kết. C. 1 – động mạch; 2 – đàn hồi. D. 1 – động mạch; 2 – liên kết. Câu 6. Hệ mạch của thú có đặc điểm là máu ở …(1)… và tĩnh mạch chủ …(2)… O 2 . Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – động mạch chủ; 2 – nghèo. B. 1 – động mạch chủ; 2 – giàu. C. 1 – động mạch phổi; 2 – nghèo. D. 1 – động mạch phổi; 2 – giàu. Câu 7. Máu bơm từ tâm thất phải lên …(1)… của người bình thường có đặc điểm là máu …(2)… O 2 . Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – động mạch chủ; 2 – nghèo. B. 1 – động mạch chủ; 2 – giàu. C. 1 – động mạch phổi; 2 – nghèo. D. 1 – động mạch phổi; 2 – giàu. Câu 8. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực …(1)… hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – thấp; 2 – chậm. B. 1 – thấp; 2 – nhanh. C. 1 – cao; 2 – chậm. D. 1 – cao; 2 – nhanh. Câu 9. Các …(1)… và tĩnh mạch từ lớn đến nhỏ đều được cấu tạo từ 3 lớp: lớp tế bào biểu bì mô …(2)…, lớp cơ và sợi đàn hồi, lớp mô liên kết. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – động mạch; 2 – dẹt. B. 1 – động mạch; 2 – sợi. C. 1 – mao mạch; 2 – dẹt. D. 1 – mao mạch; 2 – sợi. Câu 10. Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. Cơ chế thần kinh theo nguyên tắc …(1)…, cơ chế thể dịch thực hiện nhờ các …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – dẫn truyền; 2 – enzyme. B. 1 – phản xạ; 2 – enzyme. C. 1 – dẫn truyền; 2 – hormone. D. 1 – phản xạ; 2 – hormone.
Câu 11. Hệ tuần hoàn ở đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn …(1)… vì giữa mạch đi từ tim và mạch đến các tim …(2)… mạch nối. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – hở; 2 – không có. B. 1 – hở; 2 – có. C. 1 – kín; 2 – không có. D. 1 – kín; 2 – có. Câu 12. Trong hệ tuần hoàn của một loài thú, tĩnh mạch chủ dẫn máu giàu …(1)… về tâm nhĩ …(2)…sau khi trao đổi khí ở tế bào. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – O 2 ; 2 – trái. B. 1 – O 2 ; 2 – phải. C. 1 – CO 2 ; 2 – trái. D. 1 – CO 2 ; 2 – phải. Câu 13. Trong hệ tuần hoàn của một loài thú, …(1)… dẫn máu giàu O 2 khi trao đổi khí ở …(2)… về tâm nhĩ trái. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – tĩnh mạch chủ; 2 – phế nang. B. 1 – tĩnh mạch chủ; 2 – phổi. C. 1 – tĩnh mạch phổi; 2 – phế nang. D. 1 – tĩnh mạch phổi; 2 – phổi. Câu 14. Người mắc bệnh xơ vữa thành mạch thường bị …(1)… vì sức cản của thành mạch với dòng máu …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – huyết áp thấp; 2 – thấp. B. 1 – huyết áp thấp; 2 – cao. C. 1 – cao huyết áp; 2 – thấp. D. 1 – cao huyết áp; 2 – cao. Câu 15. Trong cơ chế điều hòa tim mạch, bộ phận tiếp nhận thông tin về tim mạch là thụ thể áp lực ở cung …(1)… và thụ thể …(2)… ở xoang động mạch cảnh. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – động mạch chủ; 2 – hóa học. B. 1 – động mạch chủ; 2 – sinh học. C. 1 – động mạch phổi; 2 – hóa học. D. 1 – động mạch phổi; 2 – sinh học. Câu 16. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về chức năng của các tế bào máu: 1. Huyết tương a. Tiết ra kháng thể. 2. Tiểu cầu b. Giúp cân bằng nội môi. 3. Hồng cầu c. Tham gia quá trình đông máu. 4. Bạch cầu d. Vận chuyển chất dinh dưỡng. A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c. C. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d. D. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a. Câu 17. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về các mạch máu trong hệ tuần hoàn: 1. Động mạch a. Mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim. 2. Mao mạch b. Mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan. 3. Tĩnh mạch c. Nối động mạch nhỏ nhất với tĩnh mạch nhỏ nhất, là nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể. A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-c, 2-a, 3-b. C. 1-b, 2-c, 3-a. D. 1-a, 2-c, 3-b. Câu 18. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về hệ tuần hoàn: 1. Hệ tuần hoàn hở a. Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chậm. b. Dòng máu: máu từ tim  động mạch  xoang cơ thể  tĩnh mạch  về tim. 2. Hệ tuần hoàn kín c. Máu chảy với áp lực cao, tốc độ nhanh. d. Dòng máu: máu từ tim  động mạch  mao mạch 

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. C. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. D. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c. Câu 24. Động mạch gồm các: A. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim. B. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan. C. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan. D. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim. Câu 25. Hình bên mô tả gì ? A. Động mạch. B. Mao mạch. C.Tĩnh mạch. D. Tim. Câu 26. Tĩnh mạch gồm các: A. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim. B. mạch máu từ nhỏ đến lớn, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan. C. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan. D. mạch máu từ lớn đến nhỏ, có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim. Câu 27. Mao mạch nối: A. động mạch lớn nhất với tĩnh mạch lớn nhất, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và từ các cơ quan về tim. B. động mạch nhỏ nhất với tĩnh mạch nhỏ nhất, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và từ các cơ quan về tim. C. động mạch lớn nhất với tĩnh mạch lớn nhất, là nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể. D. động mạch nhỏ nhất với tĩnh mạch nhỏ nhất, là nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể. Câu 28. Hình bên mô tả gì ? A. Động mạch. B. Mao mạch. C.Tĩnh mạch. D. Tim. Câu 29. Hệ tuần hoàn có chức năng: A. hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể. B. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể. C. hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu, nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất. D. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất. Câu 30. Hệ tuần hoàn gồm các dạng:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.