PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4.6 bai4.viet.docx

Tuần -Tiết PPCT: Ngày soạn: Ngày dạy: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Nắm được khái niệm về bài văn kể lại một hoạt động xã hội có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Bước đầu vận dụng quy trình viết để làm một bài văn kể lại một hoạt động xã hội có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... 2.2. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài viết; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nhóm. 3. Phẩm chất: - Yêu thích, hăng hái tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học b. Nội dung: GV cho hs xem đoạn clip và đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV cho HS xem đoạn clip và đặt câu hỏi: ? Em đã từng tham gia hoạt động xã hội nào ? Nêu cảm nghĩ của mình khi tham gia các hoạt động ấy Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, giơ tay trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS chia sẻ cảm nhận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá; dẫn dắt vào bài: Những hoạt động xã hội giúp bản thân chúng ta có nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Vậy làm thế nào để viết được bài văn như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu bào học hôm nay II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức kiểu bài a. Mục tiêu: Nắm vững yêu cầu khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bài văn kể lại một hoạt động xã hội là gì? + Khi viết bài văn kể lại một hoạt động em cần chú ý đến những yêu cầu gì? + Hãy nêu bố cục của bài văn ấy? I. Tri thức kiểu bài văn kể lại một hoạt động xã hội 1. Khái niệm: Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc văn bản. - GV gọi HS nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét HS. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS chia sẻ. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt kiến thức ghi bảng. 2. Yêu cầu đối với kiểu bài văn này: Kể lại một hoạt động xã hội theo ngôi kể thứ nhất Nêu được thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể, miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động. Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lý. Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố ấy. - Bố cục bài viết phải đảm bảo: + Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc + Thân bài: nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể, miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động, theo trình tự hợp lý, kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố ấy. + Kết bài: khẳng định giá trị của hoạt động, nêu cảm nhận mà hoạt động gợi ra. Hoạt động 2: Phân tích kiểu bài a. Mục tiêu: Phân tích kiểu văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV 1: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS: Đọc văn bản Chuyến thăm bệnh nhi tại bệnh viện ung bướu thảo luận nhóm đôi 5 phút và trả lời câu hỏi: 1. Bài văn viết về hoạt động xã hội nào? Em có nhận xét gì về trình tự các II. Phân tích kiểu văn bản 1. Kiểu văn bản: Thuật lại một sự việc có thật. - Ngôi kể: thứ nhất “xưng tôi” 2. Bố cục 3 phần: + Mở bài: Từ Tôi thường băn khoăn….thăm bệnh nhi ung bướu
sự việc được kể trong bài viết? 2. Chỉ ra đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể. 3. Xác định ngôi kể của bài viết? Vì sao người viết chọn ngôi kể ấy? 4. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung điều gì về hoạt động xã hội được kể trong bài viết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS suy nghĩ trả lời - GV theo dõi, quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS các nhóm chia sẻ. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. + Thân bài: TT…..gửi đến các em + Kết bài: Còn lại Cụ thể: * Mở bài: - Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ viết * Thân bài: - Nêu khái quát thông tin về hoạt động - Kể lại sự việc thứ 1 - Nêu thời gian, địa điểm, miêu tả quang cảnh của hoạt động - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm - Kể sự việc thứ 2 * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, nêu cảm nghĩ của hoạt động Hoạt động 3: Hướng dẫn quy trình viết a. Mục tiêu: Nắm được quy trình làm bài kể chuyện. b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV 1: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS: Theo em quy trình viết bài văn kể chuyện gồm mấy bước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện III. Quy trình viết bài văn Gồm 4 bước: Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 3: Viết bài Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa và chia sẻ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.