Nội dung text CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT - GV.docx
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NHẬN BIẾT HỢP CHẤT VÔ CƠ (LỚP 9) A. PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT I. Nguyên tắc Chất rắn ⟶ chất lỏng ⟶ Kết tủa (màu sắc) - Phân loại các hợp chất vô cơ cụ thể để áp dụng tính chất hóa và tính chất cho phù hợp - Hóa chất thực hiện lần lượt: + Nước: nhận ra các chất không tan trong nước, chất tác dụng với nước tạo ra chất khí (kim loại kiềm), tạo ra chất kết tủa như CaO. + Acid: (HCl, H 2 SO 4 loãng ) nhận ra các chất không tan trong nước, không tan trong acid loãng, chất tác dụng với axít tạo ra chất khí (kim loại đứng trước H) hoặc các muối (=CO 3 , =SO 3 ) tạo ra chất khí CO 2 hoặc SO 2 . + Dung dịch Base tan (NaOH, KOH, Ca(OH) 2 , Ba(OH) 2 ): Dùng để nhận ra các muối tan của kim loại, hoặc các muối có chứa các gốc acid (=CO 3 , =SO 3 , =SO 4 ) vì tạo ra chất kết tủa. + Dung dịch muối cho tác dụng với các dung dịch chưa nhận ra để cho tạo kết tủa, từ đó ta nhận ra được chất cần tìm bằng màu sắc đặc trưng. 2. Nhận biết các dung dịch: acid, base, muối: - Quỳ tím: Acid làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ, base làm quỳ tím chuyển thành màu xanh. - Phenolphtalein: Base làm phenolphtalein chuyển thành màu đỏ. - Hầu hết các muối trung hòa không làm đổi màu quỳ tím. - Nhận biết các dung dịch muối bằng những phản ứng tạo kết tủa, hoặc tạo khí đặc trưng. - Một số muối trung hòa của kim loại kiềm tan trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh như: Na 2 CO 3 , Na 2 S, K 2 S, K 2 CO 3, NaHCO 3 , KHCO 3 …(Kim loại Na, K và các gốc acid yếu: CO 3 , SO 3 , HCO 3 , HSO 3 , S…) * Giải thích: Do kim loại tạo muối là kim loại có tính khử mạnh (hoạt động hóa học mạnh) liên kết với gốc axít yếu nên làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh. - Một số muối làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ như NaHSO 4 , KHSO 4 , muối 4NH với gốc acid mạnh như -Cl, =SO 4 , -NO 3 . + Tùy thuộc vào gốc acid mà ta chọn hóa chất thích hợp để nhận biết: Muối Hoá chất Hiện tượng Phương trình hóa học - Muối sunfat tan M 2 (SO 4 ) n (gốc =SO 4 ) Ba(OH) 2 hoặc BaCl 2 Tạo kết tủa trắng BaSO 4 Ba(OH) 2 + MSO 4 → BaSO 4 ↓ + M(OH) n - Muối Clorua (- Cl) MCl n AgNO 3 Tạo kết tủa trắng AgCl MCl n + AgNO 3 → AgCl ↓ + M(NO 3 ) n - Muối (=CO 3 ; =SO 3 ) M 2 (CO 3 ) n ; M 2 (SO 3 ) n Axít HCl, H 2 SO 4 - tạo ra khí CO 2 , SO 2 M 2 (SO 3 ) n + HCl → MCln + SO 2 ↑+ H 2 O M 2 (CO 3 ) n + HCl → MCln + CO 2 ↑+ H 2 O - Các muối tan của kim loại Fe, Cu, Zn, Mg, Al …. NaOH hoặc KOH Tạo kết tủa (base không tan) màu sắc đặc trưng. Vídụ: FeCl 2 + 2NaOH → Fe(OH) 2 ↓ (xanh lục) + 2NaCl FeCl 3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 ↓ (nâu đỏ) + 3NaCl CuCl 2 + 2NaOH → Cu(OH) 2 ↓ (xanh lam) + 2NaCl