Nội dung text BTRL - Lipid - Xà phòng - Chất giặt rửa - Số 2 - KHÔNG CÁCH DÒNG.pdf
Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LỚP 12 KHÓA LIVE – M LIPID – XÀ PHÒNG – CHẤT GIẶT RỬA BÀI TẬP RÈN LUYỆN – SỐ 2 NAP 1. Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp là A. C15H31COONa. B. (C17H35COO)2Ca. C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na. D. C17H35COOK. NAP 2. Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp thường là A. muối sodium, potassium của acid béo. B. muối sodium của acid vô cơ. C. muối natri alkylsulfate (R-OSO3Na), natri alkylbenzensulfonate (R-SONa)... D. glycerol và ethylene glycol. NAP 3. Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là A. nhóm carboxylate. B. nhóm sulfate. C. các gốc hydrocarbon mạch dài. D. nhóm sulfonate. NAP 4. Chất nào sau đây là chất giặt rửa tổng hợp? A. C3H5(OH)3. B. CH3[CH2]16COONa. C. CH3[CH2]4COONa. D. CH3[CH2]15SO3Na. NAP 5. Chất nào sau đây là chất giặt rửa tổng hợp? A. C2H5COONa B. CH3[CH2]16COOK. C. CH3[CH2]10CH2OSO3Na. D. CH3[CH2]11CO3Na. NAP 6. Chất nào sau đây có thể là chất giặt rửa tổng hợp? A. C2H5COONa. C. CH3[CH2]10CH2OSO3Na. B. CH3[CH2]16COOK. D. CH3[CH2]11CO3Na. NAP 7. Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là A. chứa muối sodium có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn. B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo. C. sản phẩm của công nghệ hoá dầu. D. có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. NAP 8. Trong thành phần của xà phòng và của chất giặt rửa thường có một số ester. Vai trò của các ester này là A. làm tăng khả năng giặt rửa B. tạo hương thơm mát, dễ chịu. C. tạo màu sắc hấp dẫn. D. làm giảm giá thành của xà phòng và chất giặt rửa.
2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công NAP 9. Xà phòng hay xà bông là một chất tẩy rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ, diệt vi khuẩn. Thành phần của xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acid béo. Muối nào sau đây được dùng làm xà phòng? A. C17H35COONa. B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2) COONa. C. CH2=CHCOONa. D. CH3CH(NH2)COONa. NAP 10. Hình ảnh dưới đây là sơ đồ làm sạch vết bẩn của xà phòng. X có thể chứa hóa chất nào sau đây ? A. C15H31COOH. B. (C17H35COO)3C3H5 C. C17H35COONa D. CH3COONa. Xà phòng (X) NAP 11. Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa? A. Vì trong bồ kết có chất khử mạnh. B. Vì bồ kết có thành phần là ester của glycerol. C. Vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh . D. Vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực. NAP 12. Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất? A. Nước cất. B. Dung dịch sodium hydroxide. C. Dung dịch nước Javel. D. Dung dịch xà phòng. NAP 13. Lý do nào khiến xà phòng được sử dụng để tắm, giặt, rửa tay....... ? A. Xà phòng xảy ra phản ứng hóa học với các vết bẩn nên làm sạch các vết bẩn. B. Xà phòng hòa tan vào nước, làm tăng sức căng bề mặt của nước nên dễ giặt sạch các chất bẩn.
Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3 C. Dung dịch xà phòng ngấm vào sợi vải, phân chia vết bẩn thành các phân hạt nhỏ, dễ phân tán. D. Xà phòng hòa tan vào nước, ngấm vào sợi vải, phân ưa nước hướng về vết bẩn, kéo vết bẩn ra khỏi sợi vải. NAP 14. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp có cấu tạo gồm phần ưa nước và kị nước. B. Chất giặt rửa tổng hợp là muối sodium, postassium của các acid béo. C. Xà phòng tan trong nước tạo dung dịch có sức căng bề mặt lớn làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. D. Trong xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp, gốc alkyl là phần ưa nước. NAP 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Xà phòng có thể sản xuất từ chất béo hoặc từ dầu mỏ. B. Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ. C. Chất giặt rửa tổng hợp được sử dụng phổ biến hơn do thân thiện với môi trường. D. Khi hòa tan vào nước, chất giặt rửa dễ hòa tan hơn so với xà phòng. NAP 16. Vì sao chất giặt rửa tổng hợp được sử dụng phổ biến hơn xà phòng, chất giặt rửa tự nhiên? A. Dễ sản xuất, thân thiện với môi trường. B. Giá thành thấp, dùng được với nước cứng. C. Lành tính với da, không gây kích ứng khi sử dụng. D. Dễ hòa tan trong trước, dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật. NAP 17. Lý do nào dưới đây không đúng khi giải thích cho nội dung “Không nên sử dụng xà phòng với nước cứng”? A. Do xà phòng dễ bị thủy phân trong nước cứng. B. Do làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng. C. Do xà phòng tạo kết tủa với các ion Ca2+, Mg2+ có trong nước cứng. D. Do làm ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải. NAP 18. Một loại chất béo có chứa 75% tristearin về khối lượng. Để sản xuất 3 nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 70 gam sodium stearate. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 271. B. 247. C. 230. D. 229. NAP 19. Một loại chất béo có chứa 80% tristearin về khối lượng. Để sản xuất 4,6 triệu chai nước rửa tay (có chứa chất dưỡng ẩm glycerol) cần dùng tối thiểu x tấn loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi chai nước rửa tay có chứa 6 gam glycerol. Giá trị của x là A. 333,75. B. 267,00 C. 234,46. D. 435,67. NAP 20. Một loại lipid có thành phần và phần trăm số mol tương ứng: 50,0% triolein; 30,0% tripalmitin và 20,0 % tristearin. Xà phòng hóa m gam lipid trên thu được 138 gam glycerol. Vậy giá trị của m là A. 1302,5 gam. B. 1292,7 gam. C. 1225,0 gam. D. 1305,2 gam.
4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công Dựa vào các thông tin cung cấp dưới đây để trả lời các NAP 21, 22, 23 Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa: + Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc postassium của acid béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia. + Chất giặt rửa tổng hợp là muối sodium alkylsulfate RO-SO3Na, sodiuk alkylsufonate R- SO3Na..... Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hydrocarbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, ...) và phần ưa nước ( ( ) ( ) ( ) 3 3 -COO , SO , -OSO , − − − ...). "Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, ...) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng. NAP 21. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Xà phòng là hỗn hợp muối sodium (hoặc muối postassium) của acid béo, có thêm một số chất phụ gia. B. Muối sodium (hoặc muối postassium) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, ... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước nên xà phòng có tác dụng giặt rửa. C. Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các acid béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa. D. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm thu được xà phòng do đó phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hóa. NAP 22. Cho các phát biểu sau: (a) Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. (b) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như methanol, muối sodium acetate. (c) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ.