Nội dung text 9. ĐỀ VIP 9 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 - HD3-.pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 9 – HD3 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (°C) + 273; R = 8,31 J.mol-1.K-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol; 210 206 84 82 4,0015 ; 209,9828 ; 205,9744 Po Pb m amu m amu m amu PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ duy nhất. B. Các đường sức từ luôn luôn là những đường cong không khép kín. C. Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định. D. Quy ước từ trường mạnh thì vẽ đường sức từ mau và ngược lại. Câu 2. Hoạt động trong hình nào sau đây không vi phạm quy tắc an toàn? A. Hình 1 và hình 2. B. Hình 2 và hình 3. C. Hình 1. D. Hình 3. Câu 3. Xạ phẫu gamma knife hay phẫu thuật sử dụng dao gamma là phương pháp điều trị sử dụng bức xạ. Phương pháp này sử dụng phần mềm lập kế hoạch điều trị trên máy vi tính giúp bác sĩ xác định vị trí và chiếu xạ các mục tiêu nhỏ với độ chính xác rất cao. Sơ đồ nguyên lý xạ phẫu được mô tả như hình dưới đây. Xạ phẫu gamma sử dụng tính chất nào của chùm tia gamma? A. Khả năng đâm xuyên và làm phát quang một số chất. B. Khả năng đâm xuyên và khả năng hủy diệt tế bào. C. Khả năng ion hóa không khí và khả năng đâm xuyên. D. Khả năng hủy diệt tế bào và làm phát quang một số chất. Câu 4. Từ trường của dòng điện không đổi nào sau đây có hình dạng là những đường tròn đồng tâm? A. Dòng điện cuộn đều thành một đĩa tròn. B. Dòng điện thẳng dài vô hạn. C. Dòng điện tròn gồm N vòng dây. D. Dòng điện cuốn đều quanh ống dây. Câu 5. Khi đi tiêm vắc-xin, các bác sĩ thường xoa một lớp cồn lên da trước khi tiêm. Khi thoa cồn lên da, người được tiêm vắc-xin sẽ có cảm giác lạnh trên vùng da đó là vì A. lớp da hấp thụ hơi lạnh từ cồn. B. bác sĩ thực hiện công làm nội năng của da giảm.
C. cồn thu nhiệt từ lớp da và bay hơi. D. lớp da thực hiện công làm cồn bay hơi. Câu 6. Một khối khí lí tưởng xác định được nhốt trong một bình kín có thể tích không đổi. Khi nhiệt độ của khối khí tăng từ 27oC đến 54oC (tăng 2 lần) thì áp suất của khối khí sẽ thay đổi A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 1,09 lần. D. giảm 1,09 lần. Câu 7. Trong các hạt nhân 1 2 3 3 1 1 2 1 H; D; He; T . Hai hạt nhân nào sau đây không là hai hạt nhân đồng vị? A. 1 3 1 1 H; T . B. 3 3 2 1 He; T . C. 2 3 1 1 D; T . D. 1 2 1 1 H; D . Câu 8. Trong thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ được bố trí như hình vẽ. Một bạn học sinh muốn đo trực tiếp giá trị suất điện động cảm ứng của cuộn dây dẫn thì bạn phải thay ampere kế bằng một dụng cụ là A. watt kế. B. nhiệt kế. C. volt kế. D. ohm kế. Câu 9. Cho ba bình kín chứa ba khối khí có thể tích và áp suất khác nhau. Bình thứ nhất có chứa khí hydro, bình thứ hai chứa khí oxy và bình thứ ba có chứa khí heli. Các bình được nung nóng ở cùng một nhiệt độ. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về động năng của chuyển động nhiệt của các phân tử khí trong các bình này? A. Bình chứa khí oxy. B. Bình chứa khi heli. C. Bình chứa khí hydro. D. Cả ba loại chất khí như nhau. Câu 10. Một xilanh chứa 120cm3 khí ở áp suất 2,5.105Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 60cm3 . Coi nhiệt độ không đổi. Áp suất khí trong xilanh lúc này có giá trị là A. 5.105 Pa. B. 4.105 Pa. C. 6.105 Pa. D. 9.105 Pa. Câu 11. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của tia hồng ngoại? A. Có khả năng biến điệu. B. Tác dụng nhiệt dùng để sấy khô. C. Khử trùng diệt khuẩn. D. Làm phát quang một số chất. Câu 12. Một khối khí xác định thực hiện một quá trình nén đẳng áp. Nhận định nào sau đây là chính xác? A. Mật độ phân tử khí giảm. B. Áp suất khối khí giảm. C. Khối lượng khối khí giảm. D. Nhiệt độ khối khí giảm. Câu 13. Một dòng điện thẳng dài vô hạn đặt trong môi trường không khí. Tại điểm M cách dòng điện 2 cm cảm ứng từ có độ lớn 5 mT. Tại đểm N cách dòng điện 4 cm cảm ứng từ có độ lớn là A. 10 mT. B. 2,5 mT. C. 1,25 mT. D. 20 mT. Câu 14. Khung dây phẳng có diện tích 20 cm2 , ồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là A. 0,35 mV. B. 0,2 mV. C. 2 V. D. 20 mV. Câu 15. Một sóng điện từ được phát đi trong không khí với tần số 600 MHz. Sóng này thuộc vùng A. hồng ngoại. B. tử ngoại. C. tia X. D. sóng cực ngắn. Câu 16. Một học sinh dùng dây đun có công suất 75 W để thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước như hình vẽ. Khi nước sôi, số chỉ khối lượng trên cân giảm dần từ 150 g về 137 g trong thời gian 400s. Qua thí nghiệm, học sinh này xác định được nhiệt hóa hơi riêng của nước là a.106 J/kg. Giá trị của a xấp xỉ là
A. 2,1. B. 2,2. C. 2,4. D. 2,3. Câu 17. Đồ thị hình vẽ dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian của từ thông qua một khung dây dẫn kín. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong thời gian từ A. thời điểm t = 2s đến t = 4s. B. thời điểm t = 2s đến t = 4s. C. thời điểm t = 2s đến t = 4s. D. thời điểm t = 4s đến t = 7s. Câu 18. Trong các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Nhận định nào sau đây không chính xác? A. Khối lượng được bảo toàn. B. Năng lượng toàn phần được bảo toàn. C. Số khối được bảo toàn. D. Điện tích được bảo toàn. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một quạt hơi nước là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc bốc hơi nước tự nhiên để làm mát không khí. Lúc vận hành, cánh quạt quay tròn sẽ khởi tạo lực hút không khí đi vào máy qua 3 cửa hút gió. Ngay ở cửa lấy khí có bố trí tấm làm mát. Tấm làm mát này được thiết kế với hình thức như rất nhiều đường ống dẫn khí với mặt cắt như tổ ong. Tấm làm mát cũng có thể dẫn và thấm đẫm nước. Khi không khí nóng bên ngoài luồn qua tấm làm mát đã có nước sẽ tạo ra hiện tượng bay hơi nước hoàn toàn tự nhiên ở trong các ống dẫn không khí. Nước lúc này đang từ thể lỏng sẽ chuyển đổi thành thể khí. Khi nước bay hơi, nhiệt lượng được lấy từ không khí xung quanh, làm giảm nhiệt độ không khí. Giả sử toàn bộ nhiệt lượng lấy từ không khí để làm bay hơi nước. Biết lưu lượng nước bay hơi từ quat là 0,7 g / s; nhiệt hóa hơi của nước ở 35oC là 6 2, 26.10 J / kg ; khối lượng riêng không khí trong phòng là 3 1,2kg / m và nhiệt dung riêng của không khí là 1005J /kgK . a) Khối lượng nước bay hơi trong thời gian 10 phút là 0,42 kg. b) Nhiệt lượng cần thiết lấy từ không khí để làm bay hơi 0,42kg là 512612J. c) Khối lượng không khí trong một căn phòng kích thước 4m5m 4m là 65kg. d) Sau 30 phút mở quạt, nhiệt độ phòng giảm đi 9,8 oC. Câu 2. Trong đời sống hằng ngày, để thư giãn sau những giờ lao động mệt mỏi các cô bác công nhân lao động thường hát karaoke vào các ngày cuối tuần. Micro điện động là thiết bị được sử dụng để khuếch đại âm
thanh của người hát ra loa điện động. Về nguyên lý hoạt động, khi một người hát trước micro, màng rung bên trong micro sẽ dao động làm ống dây di chuyển qua lại trong từ trường của một thanh nam châm vĩnh cửu, trục của ống dây trùng với trục của nam châm. Khi đó trong ống dây xuất hiện dòng điện, dòng điện này sẽ được dẫn ra mạch khuếch đại rồi ra loa. Giả sử rằng ống dây có 12 vòng, và tiết diện vòng dây là 40 cm2 . Khi người hát phát ra một đơn âm khiến cuộn dây di chuyển đều đi vào và đi ra khỏi nam châm thì từ thông qua cuộn dây biến thiên với tốc độ 5T/s. a) Micro là thiết bị điện đổi dao động âm thành dao động điện. b) Ống dây di chuyển dọc theo trục nam châm làm từ thông qua ống dây biến thiên. c) Dòng điện xuất trong ống dây của micro là dòng điện được cấp bởi nguồn điện bên ngoài. d) Độ lớn suất điện động xuất hiện trong ống dây là 0,24V. Câu 3. Các thợ lặn chuyên nghiệp khi lặn sâu dưới biển sẽ dùng hệ thống bình dưỡng khí gọi là lặn SCUBA. Về nguyên tắc, khí nén trong bình sẽ được cung cấp cho người thợ lặn qua bộ điều chỉnh giúp thay đổi áp suất không khí luôn bằng với áp suất môi trường xung quanh. Một người thợ lặn SCUBA khi lặn xuống độ sâu 25m so với mực nước biển thì gặp sự cố phải nổi lên đột ngột trong khi nín thở. Biết thể tích phổi người thợ lặn là 450ml khi ở độ sâu 25m. Biết nhiệt độ không khí trên mặt biển là 20oC, áp suất khí quyển trên mặt nước là 1 atm và cứ xuống sâu 10m thì áp suất tăng thêm 1atm còn nhiệt độ nước biển giảm đi 1,5 độ. a) Áp suất người thợ phải chịu khi ở độ sâu 25m là 3,5atm. b) Nhiệt độ khối khí trong phổi người thợ lặn ở độ sâu 25m là 16,25oC. c) Quá trình biến đổi khối khí trong phổi người thợ lặn là quá trình đẳng nhiệt. d) Thể tích phổi người thợ lặn khi nổi lên mặt nước là 1750ml. Câu 4. Trong một khối mỏ quặng, người ta lấy ra một mẫu vật khối lượng 1,2mg có chứa 35% chất phóng xạ 210 84 Po , phần còn lại không có chứa chất phóng xạ. Biết 210 84 Po là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã 138 ngày đêm và hạt sinh ra sau phân rã thoát toàn bộ ra khỏi khối chất phóng xạ. Biết 1amu 931,5MeV (Bỏ qua bức xạ gamma trong quá trình phân rã) a) Hạt nhân con sinh ra là 206 82 Pb . b) Độ phóng xạ ban đầu của khối quặng xấp xỉ 19mCi. 15 7.10 Bq . c) Khối lượng mẫu quặng còn lại sau thời gian 276 ngày là 1,183mg. d) Năng lượng sinh ra từ các phân rã phóng xạ trong thời gian trên là 2,6J.