PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP - HS.doc

QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Khi phân tích kết quả thí nghiệm, Mendel nhận thấy kiểu hình ở F 1 là đồng nhất (100%), tỉ lệ kiểu hình ở F 2 xấp xỉ là ? A. 3:1. B. 9: 3: 3: 1. C. 1:1. D. 1. Câu 2. Câu nào sau đây nói về cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập? A. Các gene cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và phân li cùng nhau. B. Các gene nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và phân li độc lập với nhau. C. Một gene nằm trên một cặp NST tương đồng và phân li với nhau. D. Các gene trên các NST cùng nhân đôi và giảm phân trong quá trình tạo giao tử. Câu 3. Trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Mendel, khi ông cho lai khi ông cho thế hệ Ptc: vàng, trơn × xanh, nhăn, F 1 thu được 100% vàng, trơn. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F 2 . Phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng riêng rẽ, Mendel đều thu được tỉ lệ xấp xỉ A. 1: 2: 1. B. 3: 1. C. 100%. D. 1: 1: 1: 1. Câu 4. Cho P: vàng, trơn  xanh, nhăn, thu được F 1 gồm 4 loại kiểu hình: xanh, trơn; xanh, nhăn; vàng, trơn; vàng, nhăn. Kiểu hình nào có thể được xem là biến dị tổ hợp? A. Vàng, nhăn và xanh, trơn. B. Xanh, nhăn và vàng, trơn. C. Xanh, trơn và vàng, trơn. D. Vàng, nhăn và xanh, nhăn. Câu 5. Trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Mendel, khi ông cho thế hệ P tc : vàng, trơn  xanh, nhăn, ông thu được F 1 có tỉ lệ kiểu hình A. 100% vàng, trơn. B. 100% xanh, nhăn. C. 100% vàng, nhăn. D. 100% xanh, trơn. Câu 6. Theo Mendel bản chất của các quy luật di truyền là sự vận động của các cặp A. nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh. B. gene trong quá trình giảm phân và thụ tinh. C. alelle trong quá trình giảm phân và thụ tinh. D. nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Câu 7. Tỉ lệ phân li ở thế hệ F2 là sự kết hợp ngẫu nhiên với xác suất A. như nhau giữa các loại giao tử trong quá trình thụ tinh. B. khác nhau giữa các loại giao tử trong quá trình giảm phân. C. như nhau giữa các loại giao tử trong quá trình nguyên phân. D. khác nhau giữa các loại giao tử trong quá trình nguyên phân. Câu 8. Cho P: vàng, trơn x xanh, nhăn, thu được F 1 gồm 4 loại kiểu hình: xanh, trơn; xanh, nhăn; vàng, trơn; vàng, nhăn. Kiểu hình nào có thể được xem là biến dị tổ hợp? A. Vàng, nhăn và xanh, trơn. B. Xanh, nhăn và vàng, trơn. C. Xanh, trơn và vàng, trơn. D. Vàng, nhăn và xanh, nhăn. Câu 9. Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen? A. AABB. B. aaBB. C. AaBB. D. AaBb. Câu 10. Cơ thể có kiểu gene thuần chủng cả 3 cặp gen là A. AABbDd. B. aaBBdd. C. AaBbDd. D. AaBBDd Câu 11. Một loài thực vật, xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Xét các phép lai 2
cây thuộc loài này giao phấn với nhau, đời con của mỗi phép lai đều thu được 2 loại kiểu hình. Phép lai nào sau đây không đúng điều kiện trên? A. AaBb  aaBB. B. AaBb  Aabb. C. AABb  aabb. D. AaBB  AaBB. Câu 12. Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa tím , b quy định hoa trắng, các gene phân ly độc lập. Ở thế hệ P, cho giao phấn 2 cây chưa biết kiểu gen, F 1 thu được tỉ lệ: 1 thân cao, hoa tím : 1 thân cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa tím : 1 thân thấp, hoa trắng. Kiểu gen của P có thể là A. AaBb  aabb. B. AaBb  aaBb. C. AaBb  Aabb. D. AaBb  AaBb. Câu 13. Điều kiện để hai gene có thể phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân là hai gene A. nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. B. cùng nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau. C. nằm trên các cặp NST kép tương đồng khác nhau. D. cùng nằm trên một cặp NST kép tương đồng khác nhau. Câu 14. Các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại là vì A. giúp dự đoán được kiểu hình ở đời con khi biết kiểu gene của bố mẹ và quy luật di truyền B. phương pháp và kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học trong nghiên cứu di truyền hiện đại. C. giúp dự đoán được tỉ lệ kiểu hình ở đời con khi biết kiểu gene của bố mẹ và quy luật di truyền. D. phương pháp tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ thu được dòng thuần sử dụng trong thí nghiệm giúp phát hiện ra các quy luật di truyền hiện đại. Câu 15. Ở đậu Hà Lan, xét 2 cặp allele A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alelle trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phối với nhau, thu được F 1 . Tiếp tục đem F1 tự thụ thu được F2, số loại kiểu gene quy định kiểu hình có 2 tính trạng trội là A. 1. B.3. C. 2. D. 4. Câu 16. Ở đậu Hà Lan, xét 2 cặp allele A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alelle trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phối với nhau, thu được F 1 . F1 tự thụ thu được F2, số loại kiểu gene quy định kiểu hình có 1 tính trạng trội là A. 1. B.3. C. 4. D. 2. Câu 17. Ở đậu Hà lan, allele B quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele b quy định thân thấp; allele D quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele d quy định hoa trắng; các gene phân ly độc lập. Thực hiện phép lai giữa các cây thu được bảng sau. Phép lai Tỉ lệ kiểu hình Cây A  Cây B 3 cây thân cao, hoa tím : 3 cây thân thấp, hoa tím : 1 cây thân cao, hoa trắng: 1 cây thân thấp, hoa trắng Biết rằng không xảy ra đột biến, phép lai P nào là đúng? A. BbDd  bbDd B. BbDD  BbDd C. BbDd  BbDd D. bbDd  BbDd Câu 18. Ở đậu Hà Lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, 2 cặp gene này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Thực hiện phép lai giữa các cây thu được bảng sau. Phép lai Tỉ lệ kiểu hình Cây thân cao, hoa tím dị hợp tự thụ F1: ? Cây thân cao, hoa trắng ở F1  Cây thân thấp, hoa tím ở F1 F2: thân cao, hoa tím = ? Xác suất xuất hiện A-B- là A. 2/9 B. 4/9 C. 1/9 D. 8/9
Câu 19. Ở đậu Hà Lan, xét 2 cặp allele A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alelle trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phối với nhau, thu được F 1 . Tiếp tục lai F1 với các cây cùng loài thu được bảng sau. Phép lai Tỉ lệ kiểu hình Cây F1  Cây M 3:3:1:1 Cây F1  Cây N 1:1:1:1 Cây F1  Cây Z 9:3:3:1 Trong số các cây M, N,Z thì cây nào sẽ xác định chính xác kiểu gen ? A. Cây M và Cây Z. B. Cây M và Cây N. C. Cây N và Cây Z. D. Cả 3 cây Câu 20. Ở đậu Hà Lan, xét 2 cặp allele A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alelle trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phối với nhau, thu được F 1 . Tiếp tục lai F 1 với các cây có kiểu hình giống cây F 1 thu được bảng sau. Phép lai Số loại kiểu gene Cây F 1  Cây M 9 Cây F 1  Cây N 6 Cây F 1  Cây Z 6 Cây F 1  Cây T 4 Trong số các cây M, N,Z, T thì có bao nhiêu cây xác định chính xác kiểu gene? A. 1. B.3. C. 2. D. 4. Câu 21. Ở một loài thực vật, A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp. Hai cặp gene này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Tiến hành lai giữa các cây thu được bảng sau Phép lai Tỉ lệ kiểu hình Cây thân cao, hoa tím dị hợp tử về 2 cặp gene giao phấn với nhau F 1 : ? Cây thân cao, hoa tím F 1  Cây thân cao, hoa tím F 1 F 2 : Cây thân thấp, hoa trắng = ? Tỉ lệ cây thân thấp, hoa trắng ở F2 là A. 1/81. B. ¼. C. 8/81. D. 5/9. Câu 22. Thí nghiệm của Mendel ở cây đậu Hà Lan về hai tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt được mô tả như hình dưới. Cây hạt vàng, vỏ trơn ở F 1 có kiểu gene A. dị hợp 2 cặp gene. B. dị hợp 1 cặp gene. C. đồng hợp 2 cặp gene. D. đồng hợp 1 cặp gene. Câu 23. Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBBDd × AaBbDD có tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ kiểu hình lần lượt là
A. 2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1 và 3:1. B. 2:2:2:2:1:1:1:1:1:1:1:1 và 3:3:1:1. C. 2:2:2:2:1:1:1:1 và 3:3:1:1. D. 2:2:2:2:1:1:1:1 và 3:3:1:1. Câu 24. Thí nghiệm của Mendel ở cây đậu Hà Lan về hai tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt được mô tả như hình dưới. Cây mang kiểu hình biến dị tổ hợp ở F 2 là A. cây 5 và 7. B. cây 4 và 5. C. cây 4 và 7. D. cây 5 và 6. Câu 25. Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Xét 2 gen, mỗi gene có 2 allele và các gen phân ly độc lập. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai (P) sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gene và 4 loại kiểu hình? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 26. Ở một loài thực vật, gene A quy định cây cao, gene a – cây thấp; gene B quy định quả tím , gene b – quả trắng. Các gene di truyền độc lập và không có đột biến xảy ra. Tiến hành lai giữa các cây thu được bảng sau Phép lai Tỉ lệ kiểu hình Cây A  Cây B 100% cây cao, quả tím F 1  F 1 Dị hợp = 12/16 Phép lai P trên là A. AABb x AaBb. B. AABB  aabb. C. AaBb  AABB. D. AABb x AaBB. Câu 27. Thí nghiệm của Mendel ở cây đậu Hà Lan về hai tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt được mô tả như hình dưới. Giả sử mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (gene). Kí hiệu nhân tố di truyền: – R quy định hạt vàng. – r quy định hạt xanh. – Y quy định hạt trơn. - y quy định hạt nhăn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.