PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 11. Đề KT chương 1 (Đề 1).docx

1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li? A. Sự điện li là quá trình phân li một chất trong nước thành ion. B. Sự điện li quá trình hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. C. Sự điện li là quá trình phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cân bằng hóa học là một cân bằng tĩnh. B. Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau. C. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. D. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu. Câu 3. Phản ứng tổng hợp ammonia xảy ra như sau: 223N()3H()2NH()gggˆˆ†‡ˆˆ Biểu thức biểu diễn hằng số cân bằng Kc của phản ứng là A.   2 3 C3 22 NH K= H.N . B.  3C 22 NH K= H.N . C.   3 22 C2 3 H.N K NH  . D.  22C 3 H.N K= NH . Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại điện li yếu? A. HF. B. NaCl. C. HCl. D. KNO 3 . Câu 5. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây có môi trường base? A. HCl. B. NaCl. C. KOH. D. H 2 SO 4 . Câu 7. Cân bằng nào dưới đây không có sự chuyển dịch khi tăng hay giảm áp suất của hệ? A. 2232SO()O()2SO()gggˆˆ†‡ˆˆ . B. 523PCl(g)Cl(g)+PCl(g)ˆˆ†‡ˆˆ . C. 22H()I()2HI()gggˆˆ†‡ˆˆ . D. 223N()3H()2NH()gggˆˆ†‡ˆˆ . Câu 8. Hằng số K C của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 9. Hình dưới đây mô tả sự phân li của NH 3 trong nước: Trong phản ứng nghịch, chất đóng vai trò base là Mã đề thi: 111
2 A. OH − . B. H 2 O. C. NH 3 . D. 4NH . Câu 10. Để trung hòa 30 mL dung dịch H 2 SO 4 0,25 M cần 20 mL dung dịch NaOH nồng độ x mol/L. Giá trị của x là A. 0,100. B. 0,750. C. 0,500. D. 0,375. Câu 11. Ester là hợp chất hữu cơ có mùi thơm nên một số ester được sử dụng làm bánh, thực phẩm. Phản ứng điều chế ester ethyl acetate như sau: 3253252CHCOOH()CHOH()CHCOOCH() + HO()llllˆˆ†‡ˆˆ . Cân bằng trên dịch chuyển theo chiều nghịch nếu A. tăng nồng độ của CH 3 COOH. B. tăng nồng độ của C 2 H 5 OH. C. tăng nồng độ của CH 3 COOC 2 H 5 . D. thêm chất xúc tác H 2 SO 4 đặc vào hệ. Câu 12. Cho cân bằng hoá học sau: 22HgI 2HIgg⇀↽ 0r298H9,6KJ Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch. B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch. C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H 2 , hoặc I 2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng. D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Câu 13. Đối với dung dịch acid yếu CH 3 COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? A. [H + ] = 0,10M. B. [H + ] < [CH 3 COO - ]. C. [H + ] > [CH 3 COO - ]. D. pH > 1. Câu 14. Trong số các dung dịch NaOH, HCl, Ba(OH) 2 , H 2 SO 4 đều có cùng nồng độ 0,1 M, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất? A. NaOH. B. HCl. C. Ba(OH) 2 . D. H 2 SO 4 . Câu 15. Hòa tan một acid vào nước ở 25 0 C, nhận xét nào sau đây là đúng? A. [H][OH]. B. [H][OH]. C. [H][OH]. D. 14[H].[OH]1,0.10. Câu 16. Ammonia 3(NH) được điều chế bằng phản ứng: 223N()3H()2NH()gggˆˆ†‡ˆˆ . Ở t o C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: 223N=0,9M, H=0,28M, NH=1,24M . Hằng số cân bằng CK của phản ứng trên tại t o C là A. 77,82. B. 31,35. C. 49,22. D. 18,90. Câu 17. Mục đích chính của chuẩn độ acid - base là A. xác định xem phản ứng hóa học có xảy ra hay không. B. xác định nồng độ của một chất bằng dung dịch chuẩn đã biết nồng độ. C. kiểm tra lại nồng độ của dung dịch đã biết. D. để kiểm tra chất lượng của chất phản ứng. Câu 18. Một dung dịch có chứa các ion: Mg 2+ (0,05 mol), K + (0,15 mol), NO 3 - (0,1 mol), và SO 4 2- (x mol). Giá trị của x là A. 0,05. B. 0,075. C. 0,1. D. 0,15. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho phản ứng: 2NaHCO 3 (s) ⇌ Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(g) o r298H = 129kJ. Xét hỗn hợp phản ứng đang ở trạng thái cân bằng. a. Nếu tăng nhiệt độ của hệ thì cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận. b. Hút CO 2 và H 2 O ra khỏi hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. c. Nếu tăng áp suất chung của hệ thì không làm chuyển dịch cân bằng. d. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 2. Cho hai phản ứng thuận nghịch sau:
3 2 3233 3223 HCOHOHOCO(1) HCOHOOHHCO(2)     ⇀ ↽ ⇀ ↽ a. Trong phản ứng thuận (1), ion 3HCO đóng vai trò là acid. b. Trong phản ứng nghịch (1), ion 2 3CO đóng vai trò là base. c. Trong phản ứng thuận (2), ion 3HCO đóng vai trò là acid. d. Thông qua hai phản ứng thuận nghịch trên có thể kết luận 3HCO và H 2 O đều là chất lưỡng tính. Câu 3. Dung dịch chất tẩy rửa đa năng có pH = 10. a. Dung dịch một chất tẩy rửa trên có môi trường acid. b. Trong dung dịch chất tẩy rửa trên có [H + ] = 10 -10 Μ. c. Nếu nhúng một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch, giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. d. Nhỏ vào dung dịch một vài giọt phenolphtalein thấy dung dịch chuyển dần sang màu hồng. Câu 4. Tiến hành thử tính dẫn điện của một số dung dịch và thu được kết quả như hình vẽ sau: a. Dung dịch X có thể là dung dịch acetic acid (CH 3 COOH). b. Dung dịch Y có thể là dung dịch muối ăn (NaCl). c. Dung dịch Z có thể là nước cất. d. Số hạt mang điện trong cốc đựng dung dịch Y nhiều hơn số hạt mang điện trong cốc đựng dung dịch Z. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các cân bằng sau: (a) 2232SO()O()2SO()gggˆˆ†‡ˆˆ (b) 222CO()HO()H()CO()ggggˆˆ†‡ˆˆ (c) 523PCl(g)Cl(g)+PCl(g)ˆˆ†‡ˆˆ (d) 22H()I()2HI()gggˆˆ†‡ˆˆ Nếu tăng áp suất và giữ nguyên nhiệt độ thì có bao nhiêu cân bằng bị chuyển dịch? Câu 2. Cho các chất: NaCl, CH 4 , KOH, CH 3 COOH, C 6 H 12 O 6 (glucose), N 2 , CuO và Ca(OH) 2 . Có bao nhiêu chất điện li trong dãy các chất trên? Câu 3. Cho các dung dịch muối sau: Na 2 CO 3 , K 2 S, CuSO 4 , FeCl 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 và NH 4 Cl. Có bao nhiêu dung dịch muối làm quỳ tím chuyển màu đỏ? Câu 4. Dung dịch HCl có pH = 1 (dung dịch A), dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch B). pH của dung dịch sau khi trộn 5 mL dung dịch A và 10 mL dung dịch B là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến phần mười). Câu 5: Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng: CH 4 (g) + H 2 O(g) ⇌ 3H 2 (g) + CO(g). Ở 760 o C, giả sử ban đầu chỉ có CH 4 và H 2 O có nồng độ bằng nhau và bằng x M. Xác định giá trị của x, biết nồng độ của H 2 ở trạng thái cân bằng là 0,6 M và hằng số cân bằng K C của phản ứng là 6,28. (Kết quả làm tròn kết quả đến phần trăm).
4 Câu 6: Hydrochloric acid được tiết ra khi thức ăn đi vào dạ dày do ăn quá nhiều hoặc nhiều lý do khiến lượng HCl (hydrochloric acid) dư thừa được giải phóng. Sự dư thừa HCl trong dạ dày gây khó tiêu, đau và kích ứng. Các thuốc kháng acid thông thường được sử dụng để chữa chứng khó tiêu do tính acid là sữa magnesium (Mg(OH) 2 ) hoặc baking Soda (sodium hydrogen carbonate – NaHCO 3 ). Cần bao nhiêu gam Mg(OH) 2 để trung hòa 100 mL dịch vị dạ dày có pH = 2. Cho nguyên tử khối của H = 1, O = 16, Mg = 24. (Kết quả làm tròn kết quả đến phần trăm). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.