PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO G001.pdf

Tích cực hóa giờ sinh hoạt chủ nhiệm cho học sinh lớp 1 thông qua các hình thức nghệ thuật trải nghiệm ‘Sinh động - Thú vị - Hấp dẫn THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP.......................................2 1. Tên báo cáo biện pháp: Tích cực hóa giờ sinh hoạt chủ nhiệm cho học sinh lớp 1 thông qua các hình thức nghệ thuật trải nghiệm "Sinh động - Thú vị - Hấp dẫn"....................................................................................................2 2. Tác giả:........................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................2 1. Lý do chọn biện pháp.................................................................................. 2 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp........................................ 3 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.........................................5 2.1. Nâng cao hứng thú và tinh thần học tập thông qua các hoạt động tích hợp yếu tố “Âm nhạc”................................................................................ 5 2.2. Phát huy tinh thần sáng tạo và tư duy nghệ thuật cho học sinh thông qua hoạt động “Hội họa”............................................................................ 7 2.3. Tổ chức hoạt động “Điện ảnh hóa” và “Sân khấu hóa” trong giờ sinh hoạt lớp giúp học sinh triển kỹ năng và tinh thần hợp tác tích cực.......... 10 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện...................................................12 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 13 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp................................................................................................................13 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn................................................................................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15 PHỤ LỤC...........................................................................................................16
2.1. Nâng cao hứng thú và tinh thần học tập thông qua các hoạt động tích hợp yếu tố “Âm nhạc” * Mục đích: Việc lồng ghép các hoạt động tích hợp yếu tố “Âm nhạc” trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm sẽ giúp các em học sinh lớp 1 hứng thú hơn đối với việc học, âm nhạc sẽ giúp các em giải tỏa căng thẳng và có những phút giây thư giãn, tạo nên môi trường học tập tích cực và thoải mái, đồng thời rèn luyện khả năng tập trung và tư duy chủ động, mạnh dạn cho các em. * Nội dung và cách thực hiện: Khi vận dụng yếu tố âm nhạc vào hoạt động chủ nhiệm lớp 1, tôi đã áp dụng một số nguyên tắc để đảm bảo tiến hành biện pháp hiệu quả và phù hợp. Đầu tiên, cần lựa chọn các bài hát và giai điệu đơn giản, gần gũi sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận và tham gia. Đồng thời tôi đã sử dụng đa dạng các loại hình âm nhạc như ca hát, nhảy múa, chơi nhạc cụ, nghe nhạc,... để kích thích sự hứng thú và khám phá của học sinh, cũng như khuyến khích các em sáng tạo trong cách biểu diễn, trình bày của mình. Ví dụ 1: Vào đầu giờ học Chủ đề 2: Em biết yêu thương, trang 14, Hoạt động trải nghiệm 1, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức hoạt động khởi động tích cực cho học sinh thông qua việc hướng dẫn các em múa hát trên nền nhạc chủ đề về sự yêu thương. (Nguồn: https://youtu.be/leVkJ3t5FIA?si=W-o0yAgQQR57yd0x) Trước tiết học tôi đã chủ động sưu tầm và lựa chọn bài hát liên quan đến chủ đề về sự yêu thương, tôi ưu tiên lựa chọn bài hát có giai điệu vui nhộn và lời bài hát dễ nhớ.
Đầu tiết sinh hoạt, tôi đã mời học sinh đứng lên khởi động, tôi bật nhạc và yêu cầu các em quan sát và luyện tập các động tác múa cơ bản diễn tả sự yêu thương như: ôm hai tay vào lồng ngực, vẫy tay chào, mở rộng hai tay đón nhận,... Hoạt động này sẽ giúp các em cảm nhận và hiểu rõ hơn về chủ đề này ngay từ đầu tiết học. Sau khi học sinh khởi động múa hát theo nhạc, tôi đã đặt ra một số câu hỏi gợi ý về Chủ đề 2: Em biết yêu thương cho học sinh thảo luận, trả lời. Những câu hỏi này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về chủ đề yêu thương mà còn khuyến khích các em chia sẻ và suy ngẫm về các trải nghiệm và cảm xúc cá nhân. Chẳng hạn: - Theo các em, yêu thương là gì? - Các em thể hiện tình yêu thương như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? - Có những hành động cụ thể nào để thể hiện sự yêu thương? - Tại sao việc yêu thương lại quan trọng trong cuộc sống của chúng ta? ... Ví dụ 2: Trong tuần sinh hoạt Chủ đề 8: Quê hương tươi đẹp, trang 71, Hoạt động trải nghiệm 1, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã lồng ghép yếu tố nghệ thuật âm nhạc thông qua tổ chức cuộc thi giao lưu văn nghệ cho học sinh tham gia. Với hoạt động này, trước đó tôi đã thông báo và cho học sinh thảo luận, đăng ký các tiết mục dự thi theo hình thức cá nhân và nhóm liên quan đến Chủ đề: Quê hương tươi đẹp. Học sinh sẽ đăng ký hình thức trước, sau đó sẽ về nhà tìm hiểu, lựa chọn và đăng ký bài nhạc, bài hát sau. Trong thời gian 1 tuần, các nhóm, cá nhân dự thi sẽ chuẩn bị, luyện tập cho phần thi của mình. Các tiết mục dự thi có thể bao gồm hát, múa, nhảy, kể chuyện,... Hình ảnh học sinh tham gia hoạt động tích hợp yếu tố “Âm nhạc” Đến giờ sinh hoạt, tôi sẽ cùng với học sinh sắp xếp lại không gian của lớp, đồng thời, tôi cũng mời thêm một số phụ huynh và giáo viên
bộ môn khác để làm ban giám khảo, nâng cao tính sinh động, thú vị cho cuộc thi. Lần lượt các nhóm, cá nhân sẽ bốc thăm lấy số thứ tự và trình bày phần thi của mình. Mỗi phần thi không quá 4 phút. Kết thúc các phần thi, tôi sẽ tổng kết điểm số từ phía ban giám khảo, sau đó mời quý phụ huynh và các thầy cô trao thưởng cho 3 nhóm, cá nhân có phần thi đạt tổng điểm cao nhất. * Điểm mới: Điểm mới của hoạt động này chính là sự tích hợp âm nhạc một cách tự nhiên, hài hoà vào các hoạt động học tập và vui chơi. Ngoài ra, thông qua trải nghiệm này, bản thân tôi và các bậc phụ huynh cũng sẽ khám phá ra một số điểm mạnh về năng khiếu âm nhạc của các em học sinh, từ đó có những định hướng từ ban đầu nhằm phát huy điểm mạnh của các em, khuyến khích các em tự tin thể hiện bản thân. 2.2. Phát huy tinh thần sáng tạo và tư duy nghệ thuật cho học sinh thông qua hoạt động “Hội họa” * Mục đích: Các hoạt động trải nghiệm “Hội hoạ” được vận dụng vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm cho học sinh lớp 1 nhằm phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện sự khéo léo của học sinh thông qua việc vẽ, tô màu, và thiết kế các tác phẩm nghệ thuật. Thêm vào đó, hội hoạ cũng là cơ hội để nâng cao tư duy nghệ thuật của các em, hướng các em đến giá trị của cái đẹp, biết thể hiện tình cảm và cá tính bản thân thông qua hội hoạ. * Nội dung và cách thực hiện: Đầu tiên tôi đã chọn các hoạt động hội họa phù hợp với khả năng của các em và có thể kết hợp được với bài học. Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn các em chi tiết của hoạt động. Trong quá trình học sinh làm tôi sẽ quan sát và hỗ trợ kịp thời, cũng như có các khích lệ phù hợp để các em tự tin thể hiện. Cuối cùng đánh giá và có các phản hồi tích cực, tạo động lực sáng tạo và niềm tự hào cho học sinh.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.