Nội dung text Giáo án Toán 9 KNTT - C8 - bài 25. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.docx
1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG VIII. XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH XÁC SUẤT ĐƠN GIẢN BÀI 25. PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: ‐ Nhận biết phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu của phép thử. ‐ Mô tả được không gian mẫu của phép thử và tính được số phần tử của không gian mẫu. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích khái niệm phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. - Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn không gian mẫu của phép thử. - Giải quyết vấn đề toán học: tính được số phần tử của không gian mẫu. - Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học. - Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng máy tính cầm tay. 3. Phẩm chất - Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng. - Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2 - Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 2 - HS: - SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống xuất hiện khái niệm phép thử và không gian mẫu của phép thử. b) Nội dung: HS đọc và suy nghĩ về tình huống mở đầu trong SGK. c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và hoàn thiện các bài tập được giao. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu Tình huống mở đầu trong SGK. Một cửa hàng muốn tặng hai phần quà cho hai trong bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất trong tháng bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Việc rút thăm được tiến hành như sau: nhân viên viết tên 4 khách hàng đó vào 4 lá phiếu để vào một chiếc hộp. Nhân viên rút ngẫu nhiên một lá phiếu trong hộp. Lá phiếu rút ra không trả lại vào hộp. Sau đó, nhân viên tiếp tục rút ngẫu nhiên một lá phiếu từ ba lá phiếu còn lại. 2 khách hàng có tên trong hai lá phiếu được rút ra là hai khách hàng được tặng quà. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.
3 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Muốn xác định xem có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra trong trò chơi rút thăm ngẫu nhiên này, ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay về phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.”. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TIẾT 1: PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU Hoạt động 1: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu a) Mục tiêu: - HS Nhận biết được phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu, mô tả không gian mẫu của một phép thử cho trước. b) Nội dung: - HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HS thực hiện HĐ và VD1 trong SGK. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HD nêu lời giải của các câu hỏi trong hoạt động và ví dụ. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS thực hiện cá nhân phần HĐ trong SGK. Xét tình huống mở đầu a) Hỏi trước khi rút thăm có thể nói trước hai khách hàng nào được chọn hay không? b) Cho ví dụ về ba trường hợp có thể Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu HĐ a) Trước khi rút thăm không thể nói trước hai khách hàng nào được chọn. b) Có nhiều trường hợp cho câu hỏi này. Chẳng hạn ba trường hợp có thể xảy ra là: Khách hàng 1 và 2; Khách hàng 1 và 3; Khách hàng 3 và 4.
4 xảy ra. + GV mời 2 HS trả lời cho từng ý trong HĐ. + Sau khi HS thực hiện xong HĐ, GV sẽ giới thiệu cho HS khái niệm phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu của phép thử. GV viết bảng hoặc trình chiếu nội dung trong Khung kiến thức. - GV cho HS hoạt động cá nhân thực hiện Ví dụ 1 + Sau đó gọi 2 HS trả lời các câu hỏi. + Các HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận về lời giải bài toán trong Luyện tập 1. Khung kiến thức + Một hoặc một số hành động, thực nghiệm được tiến hành liên tiếp hay đồng thời mà kết quả của chúng không thể biết được trước khi thực hiện nhưng có thể liệt kê được tất cả các kết quả có thể xảy ra, được gọi là phép thử ngẫu nhiên, gọi tắt là phép thử. + Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử (gọi tắt là tập tất cả các kết quả xảy ra của phép thử) được gọi là không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử được kí hiệu là . Ví dụ 1: SGK-tr.57 Hướng dẫn giải (SGK-tr.57) Luyện tập 1 a) Phép thử là quay tấm bìa liên tiếp hai lần. Kết quả của phép thử là một cặp số , trong đó