Nội dung text PHẦN I - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI - GV.docx
MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Các loại môi trường sống cơ bản là: A.môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí quyển, môi trường sinh vật. B.môi trường sinh vật, môi trường đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn. C.môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. D.môi trường trên mặt đất, môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 2. Môi trường sống (c) là A. môi trường trên nước. B. môi trường dưới nước. C. môi trường sinh vật. D. môi trường đất. Câu 3. Môi trường sống (b) là A. môi trường trên nước. B. môi trường dưới nước. C. môi trường sinh vật. D. môi trường đất. Câu 4. Các nhân tố sinh thái được chia thành A. nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người. B. nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
C. nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước. D. nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi. Câu 5. Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Nấm. B. Cỏ. C. Xác động vật. D. Giun đất. Câu 6. Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng. C. Con người và các sinh vật khác. D. Các sinh vật khác và ánh sáng. Câu 7. Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhân tố sinh thái nào sau đây, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt? A. Gió. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Hướng dẫn giải Đáp án D Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhiệt độ, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt Câu 8. Cây lúa (Oryza sativa) có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 15 o C đến 42 O C. Nhiệt độ 42 o C gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn dưới. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn trên. Câu 9. Cây lúa (Oryza sativa) có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 15 o C đến 42 O C. Nhiệt độ 15 o C gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn dưới. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn trên. Câu 10. Cây lúa (Oryza sativa) sinh trưởng và phát triển thuận lợi từ 25 o C đến 32 O C. Đây gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn dưới. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn trên. Câu 11. Loài bồ công anh (Taraxacum sp.) sống trong điều kiện nhiệt độ 6 °C có lá xẻ thuỳ sâu nhưng nếu sống ở nhiệt độ 15 – 18 °C lá không xẻ thuỳ, chỉ có răng cưa nhỏ. Đây là ảnh hưởng của nhiệt độ đến A.sinh lý của thực vật. B.phát triển của thực vật. C.sinh trưởng của thực vật. D.hình thái của thực vật. Câu 12. Nhiều loài chim di cư có khả năng định hướng đường bay theo ánh sáng mặt trời và các vì sao. Đây là ảnh hưởng của ánh sáng đến A.sinh lý của sinh vật. B.phát triển của sinh vật. C.sinh trưởng của sinh vật. D.tập tính của sinh vật. Câu 13. Hai loài khỉ ở hình bên có cùng nguồn gốc, khi cú kiếm ăn ban đêm có mắt lớn hơn hẳn so với khi mũ hoạt động vào ban ngày. Đây là ảnh hưởng của ánh sáng đến A.cấu tạo của cơ quan thị giác. B.định hướng không gian hai loài khỉ. C.sinh trưởng của hai loài khỉ. D.tập tính của hai loài khỉ.
Câu 14. Ấu trùng giai đoạn 4 của một bột (Tenebrio molitor), ở nhiệt độ 36 °C ăn hết 638 mm 3 lá khoai tây nhưng nếu nhiệt độ hạ thấp xuống còn 16 °C thì chỉ ăn 215 mm 3 . Đây là ảnh hưởng của nhiệt độ đến A. hoạt động sinh lý của sinh vật. B. hình thái của sinh vật. C.sinh sản của sinh vật. D.tập tính của sinh vật. Câu 15. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10-38,5 0 C ; 10,6-32 0 C ; 5- 44 0 C; 8- 32 0 C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất là A. C B. A C. B D. D Hướng dẫn giải Đáp án A Những loài có giới hạn rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố càng rộng. Câu 16. Cây rụng là về mùa đông, xương rồng ở sa mạc có lá biến thành gai, đây là ví dụ về sự thích nghi của thực vật về A.ánh sáng. B. nhiệt độ. C.độ pH. D.độ ẩm. Câu 17. Phát biểu nào sau đây thể hiện sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường sống? A. Môi trường tác động lên các loài sinh vật, làm tuyệt chủng nhiều loài trong một khoảng thời gian rất ngắn. B. Môi trường tác động lên sinh vật làm thay đổi số lượng cá thể của loài, giảm độ đa dạng sinh học. C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng làm thay đổi môi trường. D. Sinh vật ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. Hướng dẫn giải Đáp án C Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng làm thay đổi môi trường Câu 18. Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau nà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể ổn tại và phát triển. C. khoảng không gian sinh thái mà ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố ỉnh thái cùng tác động qua lại lẫn nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và hát triển. D. giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Hướng dẫn giải Đáp án B
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể ổn tại và phát triển. Câu 19. Sự khác nhau chủ yếu giữa môi trường nước và môi trường cạn là A. Nước có nhiều khoáng hơn đất. B. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn cao hơn môi trường nước. C. Nồng độ oxygen ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước. D. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí. Câu 20. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Hướng dẫn giải Đáp án D Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 21. Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nitrogen, chúng có môi trường sống là A. Trên cạn B. Sinh vật C. Đất D. Nước Hướng dẫn giải Đáp án B Vi khuẩn này sống cộng sinh trong cây họ Đậu, chúng có môi trường sống là sinh vật Câu 22. Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là A. trên cạn. B. sinh vật. C. đất. D. nước. Hướng dẫn giải Đáp án D Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là ở nước. Câu 23. Môi trường sống của cây xanh là A. đất và không khí. B. đất và nước. C. không khí và nước. D. đất. Hướng dẫn giải Đáp án B Cây xanh sống trong môi trường đất và nước. Câu 24. Da người có thể là môi trường sống của A. giun đũa kí sinh. B. chấy, rận, nấm. C. sâu. D. thực vật bậc thấp. Hướng dẫn giải Đáp án B Da người có thể là môi trường sống của chấy, rận, nấm Câu 25. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là: I. Môi trường không khí.II. Môi trường trên cạn.III. Môi trường đất.IV. Môi trường xã hội. V. Môi trường nước.VI. Môi trường sinh vật.