Nội dung text 15. KNTT -GIỮA HKI - THPT SÀO NAM ( QUẢNG NAM ).doc
Câu 14: Kết quả đo tốc độ của một vật chuyển động ghi: (5,2 ± 0,1) m/s. Sai số tỉ đối của phép đo bằng A. 1,9%. B. 10,0%. C. 9,8%. D. 52,0%. Câu 15: Đại lượng cho biết thay đổi nhanh chậm của sự thay đổi vận tốc gọi là A. vận tốc trung bình. B. vận tốc tức thời. C. tốc độ trung bình. D. gia tốc. Câu 16: Khi lặp lại các phép đo, ta nhận được các giá trị khác nhau, sự sai lệch này không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là A. sai số gián tiếp. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số tỉ đối. D. sai số trực tiếp. Câu 17: Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của hai vật cùng chuyển động thẳng. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Vật (1) có đi qua gốc tọa độ. B. Vật (2) chuyển động chậm dần. C. Tại thời điểm t hai vật có cùng vận tốc. D. Hai vật đều chuyển động đều. Câu 18: Một người chuyển động từ A đến B sau đó tiếp tục chuyển động đến C. Biết AB = 6 km, BC = 8 km và hai đoạn đường trên vuông góc nhau. Độ dịch chuyển của người này sau cả quá trình chuyển động bằng A. 2 km. B. 7 km. C. 14 km. D. 10 km. Câu 19: Cơ học, Điện từ học, Nhiệt học, Quang học... là các lĩnh vực nghiên cứu của A. Hóa học. B. Sinh học. C. Toán học. D. Vật lí. Câu 20: Một vật chuyển động trên đường thẳng có quỹ đạo trùng với hệ trục tọa độ Ox như hình vẽ. Khi vật ở vị trí M thì tọa độ của vật bằng A. x M = - 20 km. B. x M = 40 km. C. x M = 20 km. D. x M = - 40 km. Câu 21: Một vật chuyển động thẳng từ A đến B hết 2 giờ. Biết A, B cách nhau 60 km. Tốc độ trung bình của vật trong thời gian trên bằng A. 30 km/h. B. 15 km/h. C. 60 km/h. D. 0. B. Phần tự luận (3 bài) Bài 1. Một ca nô chạy thẳng đều theo chiều dòng nước từ bến A đến bến B cách nhau 36 km. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ bằng 4 km/h và vận tốc của ca nô so với dòng nước bằng 20 km/h. Tính thời gian chuyển động của ca nô khi đi từ A đến B. Bài 2. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương từ trạng thái đứng yên với gia tốc 0,5 m/s 2 trong thời gian 10 s. Chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu chuyển động. Tính độ dịch chuyển của vật trong thời gian trên và vận tốc tại thời điểm 10 s. Bài 3. Hai vật A và B cùng chuyển động trên đường thẳng với đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ. - Tính gia tốc của mỗi vật. - Xác định thời điểm hai vật có cùng vận tốc. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- t M