Nội dung text b30_tinhbotvacellulose_hoa9_kntt.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 30. TINH BỘT VÀ CELLULOSE I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose. - Trình bày được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng với màu iodine. Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân tử. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng thủy phân; phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine; nêu được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học của tinh bột và cellulose. - Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh. - Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bộ, cellulose trong cây xanh. - Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
2 - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose. Trình bày được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng với màu iodine. Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân tử. Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng thủy phân; phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine; nêu được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học của tinh bột và cellulose. Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh. Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bộ, cellulose trong cây xanh. Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên
3 - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh, mẫu vật các sản vật có chứa tinh bột và cellulose; video thí nghiệm tinh bột với iodine; hóa chất, dụng cụ cho phản ứng thủy phân tinh bột. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chất hữu cơ có trong thực phẩm và thực vật. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình ảnh sau. Khoai tây Gạo Bánh mì Giấy Bông Gỗ - GV nêu câu hỏi: Em biết gì về đặc điểm chung trong thành phần của những mẫu vật trên? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
4 + Khoai tây, gạo, bánh mì: có chứa tinh bột. + Giấy, bông, gỗ: có chứa cellulose. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật. Vai trò chính của tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng, còn vai trò chính của cellulose là tạo nên bộ khung của thực vật. Vậy tinh bột và cellulose có những tính chất nào? Chúng có vai trò và ứng dụng gì trong đời sống? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để biết câu trả lời nhé - Bài 30 – Tinh bột và cellulose. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên a. Mục tiêu: HS nêu được: - Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose. - Vai trò của tinh bột và cellulose trong cây xanh. - Tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh. b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 135-136 và thực hiện yêu cầu ở mục câu hỏi và bài tập. c. Sản phẩm: HS chỉ ra được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, vai trò và tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên So sánh Tinh bột Cellulose