Nội dung text M610 DEMO.pdf
! " #$%&'())*+,-./&'+0,123 !"#$%" &' (#)# *+,-. +/ & 0(123 34 & 0(1256 7 /8#)#59 : *9#)#;59<=%"<9%"3>#8 ! : *9#)# ;59$?834@ABCB3>#DE =A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập. Toán học cũng là môn học giúp các em hình thành kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, những trải nghiệm học tập mà các em có thể vận dụng suốt trong tương lai. Toán học cũng khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, phù hợp với ngày một phát triển của xã hội hiện đại. Kiến thức Toán học là kiến thức được áp dụng nhiều nhất vào thực tiễn cuộc sống. Dù là kiến thức có khả năng áp dụng rất nhiều vào thực tế, nhưng những phương pháp giảng dạy hiện nay chưa đáp ứng được điều này. Các em học sinh thường xuyên chán nản trong tiết học và luôn có một câu hỏi thường trực “Học kiến thức này để làm gì?”. Các em không có sự chủ động tiếp thu kiến thức và không tự giác học bài. Thực tiễn chỉ ra, học sinh cảm thấy chán nản khi học Toán theo phương pháp truyền thống, các em chưa chủ động học kiến thức mới trước khi đến lớp, sự tương tác giữa các em trong lớp rời rạc, đôi khi các em mất hoàn toàn hứng thú với môn Toán vì cảm thấy khó và áp lực. Chính vì những nguyên nhân đó mà cần phải đưa ra phương pháp dạy học mới mẻ để tăng tính tích cực chủ động của học sinh với môn Toán. Hiện nay, việc định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tích cực, sáng tạo, chủ động, khuyến khích tự học đang rất được chú trọng. Những năng lực trên có thể được phát triển một cách toàn diện với mô hình lớp học đảo ngược thông qua việc để học sinh làm chủ lớp học. Để áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy môn Toán 6 nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em đạt được kết quả học tập tốt hơn, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" trong giảng dạy môn Toán 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (KNTT)” làm đề tài nghiên
cứu. Qua đề tài, tôi muốn nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp giảng dạy áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, dễ dàng áp dụng đối với tất cả các em học sinh đang học lớp 6 nhằm gây tính hứng thú học tập đối với các em và tăng tính chủ động cho học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy môn Toán 6 nhằm phát triển năng lực học sinh, từ đó, cải thiện kết quả học tập, khả năng tính toán và áp dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tế. Các giáo viên bộ môn Toán chủ động chia sẻ với nhau và cùng nhau sáng tạo ra các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được áp dụng với 30 em học sinh lớp 6A trường ... 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu dựa trên thực tiễn. - Phương pháp trực quan thông qua các hình ảnh trên sách hướng dẫn, đồ vật thực tế, sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống; Quan sát sự tiến bộ của học sinh. - Phương pháp tham khảo sách, tài liệu: Sách giáo khoa toán 6; Sách hướng dẫn toán 6; Sách Bồi dưỡng năng lực tự học toán 6; Sách nâng cao và phát triển toán 6; Sách chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 6. - Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Mô hình lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về học tập tích cực (active learning). Đây là cách tiếp cận mới trong dạy khuyến khích tính tự chủ trong học tập cho học sinh vì các em buộc phải tìm hiểu trước các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho các bài học cũng như có thể tìm tòi trước các vấn đề liên quan thay vì chờ đợi sự truyền đạt kiến thức của giáo viên trên lớp. Các lớp học sẽ được tổ chức theo hướng để học sinh chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tự học, tìm tòi khám phá. Phương thức dạy học này tạo ra môi trường Mô hình này áp dụng phù hợp nhất với những bài học đòi hỏi học sinh cần có nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị trước. Với mô hình này, giáo viên là người quan sát, lắng nghe và chỉ ra những lỗi sai cũng như tuyên dương học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của giáo viên, nhiệm vụ của người học trong mô hình lớp học truyền thống và mô hình lớp học đảo ngược, dưới đây là bảng so sánh: Giáo viên Học sinh Lớp học truyền thống - Giáo viên hướng dẫn - Giáo viên đánh giá - Học sinh ghi chép - Học sinh làm theo hướng dẫn - Học sinh có bài tập về nhà Lớp học đảo ngược - “GV chia sẻ bài giảng, tài liệu, sách, video, trang web,... cho người học nghiên cứu tại nhà” - GV hướng dẫn, tổ chức thảo luận,... và chuẩn hóa các nội dung bài học trên - “Người học hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có sự kết nối với nội dung đã tạo ra khi thảo luận tại lớp.” - Người học nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết