Nội dung text Lớp 12. Đề giữa kì 1 (Đề số 8).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ester được tạo thành từ fomic acid và ethyl alcohol có công thức cấu tạo là A. HCOOC 2 H 5 . B. HCOOCH 3 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 2. Cấu trúc phân tử sodium palmitate (C 15 H 31 COONa) có thể được minh họa sau: Khi hòa tan vào nước, những phân tử sodium palmitate sẽ hình thành nên cấu trúc nào dưới đây? A. . B. . C. . D. . Câu 3. Thành phần nguyên tố có trong phân tử carbohydrate là A. C, H, O, N. B. C, H, S, N. C. C, H, O, S. D. C, H, O. Câu 4. X là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Chất X là A. glucose. B. saccharose. C. maltose. D. fructose. Câu 5. Cho dung dịch glucose vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư được ngâm trong cốc nước nóng, thu được sản phẩm hữu cơ X và bạc kim loại. Tên gọi của X là A. ammonium gluconate. B. glycerol. C. gluconic acid. D. fructose. Câu 6. Cho các chất sau: triolein, cellulose, saccharose, tinh bột. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường acid là A. 4. Β. 3. C. 2. D. 1. Câu 7. Chất nào sau đây là amino acid? A. HOCH 2 COOH. B. CH 3 COOH. C. CH 3 NH 2 . D. H 2 NCH 2 COOH. Câu 8. Cho từ từ đến dư ethylamine vào dung dịch FeCl 3 , hiện tượng quan sát được là A. không có kết tủa xuất hiện. B. tạo kết tủa nâu đỏ không tan. C. tạo kết tủa nâu đỏ sau đó kết tủa tan ra. D. tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam. Câu 9. Amphetamine là chất kích thích (mạnh hơn caffeine) làm tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác thèm ăn. Nó được sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai để ngăn chặn sự mệt mỏi khi chiến đấu. Amphetamine có công thức cấu tạo như hình dưới đây: Công thức phân tử của amphetamine là A. C 9 H 12 N. B. C 8 H 11 N. C. C 9 H 13 N. D. C 10 H 13 N. Mã đề thi: 888
Câu 10. Các amine ở thể khí tan nhiều trong nước. Nguyên nhân là do các amine này A. tạo được liên kết hydrogen với nước. B. tạo được liên kết hydrogen liên phân tử với nhau. . C. hình thành lực tương tác Van der Waals lớn giữa các phân tử. D. đều ở thể khí nên dễ phân tán vào nước. Câu 11. Tính chất vật lí nào sau đây là không phải là của amino acid? A. Nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tan tốt trong nước. C. Là chất rắn ở nhiệt độ phòng. D. Có độc tính rất cao. Câu 12. Mỗi chuỗi polypeptide gồm các đơn vị ...(1)... liên kết với nhau qua ...(2)... theo một trật tự nhất định. Các cụm từ phù hợp cho mỗi khoảng trống trong câu trên lần lượt là A. -amino acid và liên kết peptide. B. monosaccharide và liên kết glycoside. C. -amino acid và liên kết glycoside. D. monosaccharide và liên kết peptide. Câu 13. Trong môi trường base, protein có phản ứng màu biuret với chất nào sau đây? A. HNO 3 . B. NaCl. C. Cu(OH) 2 . D. Mg(OH) 2 . Câu 14. Hợp chất nào sau đây thuộc loại dipeptide? A. H 2 NCH 2 CONHCH 2 CONHCH 2 COOH. B. H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )COOH. C. H 2 NCH 2 CH 2 CONHCH 2 CH 2 COOH. D. H 2 NCH 2 CH 2 CONHCH 2 COOH. Câu 15. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: 2225HNCHCOOH(1);CHCOOH(2);252CHNH3; 2222652HNCHCHCHNHCOOH(4);CHNH5. Những chất vừa phản ứng được với acid vừa phản ứng được với base là A. (1), (2). B. (4), (5). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 16. Polysaccharide X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X có cấu tạo xoắn và phản ứng màu với iodine. B. X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc. C. Phân tử khối của X bằng 162. D. X dễ tan trong nước Schweizer. Câu 17. Trong công nghiệp, để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Phản ứng ester hóa. B. Phản ứng hydrogen hóa. C. Phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng xà phòng hóa. Câu 18. Kết quả phân tích nguyên tố trong phân tử chất X như sau: % C = 46 ,60%; % H = 8 ,74%; % N = 13,59% (về khối lượng); còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Thuỷ phân X thấy thu được một α-amino acid Y và chất Z có công thức phân tử CH 4 O. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công thức phân tử của X là C 4 H 9 O 2 N. B. Có thể điều chế chất X bằng phản ứng của α-amino acid với alcohol tương ứng. C. Công thức cấu tạo phân tử của X là H 2 NCH(CH 3 )COOCH 3 . D. Tên gọi thay thế của Y là 2-aminopropionic acid. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nhận xét về trạng thái tự nhiên và tính chất của carbohydrate: a. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh. b. Amylose chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần gạo tẻ. c. Sợi bông thu hoạch từ cây bông vải có thành phần chủ yếu là cellulose. d. Cellulose là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Câu 2. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Khi nấu canh cua hoặc riêu cua thì thấy các tảng “gạch cua” nổi lên.
b. Khi trộn thịt, cá tươi với muối thì thịt cá đang mềm bị đông cứng lại. c. Khi nấu canh thịt, nếu thêm giấm ăn hoặc quả chua vào thì thịt sẽ nhanh nhừ hơn. d. Vai trò xúc tác của enzyme trong các quá trình sinh hoá sẽ có hiệu quả tốt ở nhiệt độ cao. Câu 3. Cho 5 gam hợp chất hữu cơ X có cấu trúc phân tử (như hình dưới) vào một bát sứ và thêm 15 mL dung dịch KOH 30% (dùng dư), sau đó đun nóng một thời gian để phản ứng xảy ra. a. Thí nghiệm trên là phản ứng xà phòng hoá triolein bằng NaOH. b. Khi chưa đun nóng, trong bát sứ có sự tách lớp giữa các chất. c. Sau thí nghiệm, trong chén sứ chỉ chứa một dung dịch đồng nhất. d. Chất rắn màu trắng thu được sau thí nghiệm có thành phần là muối sodium stearate. Câu 4. Khi phân tích thành phần nguyên tố của ester X thấy trong phân tử X có tỉ lệ số nguyên tử C và H tương ứng là 1 : 2. Thuỷ phân X trong môi trường acid được alcohol Y (M Y = 46) và carboxylic acid Z (có số nguyên tử carbon bằng nửa số nguyên tử carbon trong phân tử X). a. Ứng với công thức phân tử của X có 5 ester là đồng phản cấu tạo của nhau. b. Từ Y có thể điều chế trực tiếp được Z bằng xúc tác enzyme. c. Khả năng tan trong nước của X là kém hơn Y và Z. d. Phân tử X có 60% carbon về khối lượng. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nhỏ dung dịch của mỗi chất methylamine, glycine, aniline, lysine vào các mẩu giấy quỳ tím riêng rẽ. Có bao nhiêu dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh? Câu 2. Cho các carbohydrate sau: saccharose, maltose, glucose, fructose và cellulose. Có bao nhiêu chất có thể làm mất màu dung dịch bromine? Câu 3. Có bao nhiêu amino acid đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 9 O 2 N? Câu 4. Thủy phân 4,275 g saccharose trong dung dịch H 2 SO 4 loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư thuốc thử Tollens thu được bao nhiêu gam Ag? Biết hiệu suất phản ứng thủy phân saccharose là 80%. Câu 5. Chỉ số xà phòng hoá là số miligam KOH cần để xà phòng hoá 1 g chất béo. Theo TCVN 6044:2013. CODEX STAN 211–1999, chỉ số xà phòng hoá trung bình của chất béo trong mỡ lợn là 198. Khi xà phòng hoàn toàn m kg mỡ lợn (chứa 92% chất béo) thu được trong quá trình chế biến thực phẩm để nấu xà phòng, lượng NaOH cần lấy ít nhất 80 kg. Tìm m? Biết các tạp chất trong mỡ lợn không tác dụng với NaOH. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 6. Peptide X có công thức cấu tạo sau: Thủy phân hoàn toàn 6,22 g X trong 450 mL dung dịch sodium hydroxide 0,2M rồi cô cạn thu được bao nhiêu gam rắn khan? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 10 A 2 A 11 D 3 D 12 A 4 C 13 C 5 A 14 B 6 A 15 D 7 D 16 D 8 B 17 B 9 C 18 D Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a S b S b Đ c Đ c S d Đ d Đ 2 a Đ 4 a S b Đ b Đ c Đ c Đ d S d S Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 2 4 4,32 2 2 5 615 3 5 6 9,1