PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 10 - CK2 LÝ 10 - FORM 2025.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 10 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Một quả bóng được ném thẳng đứng lên cao (bỏ qua sức cản không khí và chọn mốc thế năng tại mặt đất), trong quá trình bay lên thì A. thế năng bằng động năng. B. cơ năng của quả bóng tăng dần. C. động năng của quả bóng giảm, thế năng tăng. D. cơ năng của quả bóng giảm dần. Dựa vào dữ kiện sau để trả lời câu 2 và câu 3: Một vận động viên trượt ván xuất phát từ điểm A trên thành của một máng trượt hình parabol (hoặc hình lòng chảo) cao 3,6 m so với mặt đất. Anh ta thả ván trượt không vận tốc đầu và trượt xuống đáy máng, rồi tiếp tục lên phía đối diện. Chọn gốc thế năng tại đáy máng và bỏ qua mọi ma sát. Câu 2. Khi vận động viên ở vị trí A thì A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. thế năng cực đại, động năng bằng 0. C. động năng và thế năng bằng nhau. D. cơ năng bằng 0. Câu 3. Trong thực tế, vận động viên này không thể đạt được độ cao như lúc ban đầu. Nguyên nhân là do A. trọng lượng của người này thay đổi trong quá trình di chuyển. B. máng trượt bị biến dạng trong quá trình vận động viên trượt. C. một phần cơ năng đã bị chuyển hóa thành nhiệt và công cản do ma sát và lực cản không khí. D. trong quá trình trượt, người này đã hạ thấp trọng tâm của cơ thể. Câu 4. Chọn phát biểu đúng về động lượng của một vật. A. Động lượng là một đại lượng vô hướng. B. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật đó. C. Khi một vật chuyển động tròn đều, động lượng của vật không đổi. D. Động lượng là một đại lượng vector và luôn cùng hướng với vận tốc. Câu 5. Một người cầm một quả bóng và đứng trên xe trượt băng đang đứng yên, bất ngờ người này ném quả bóng về phía trước (xem hệ người – xe – bóng là hệ kín). Khi đó, xe và người sẽ A. chuyển động về phía trước. B. chuyển động về phía sau. C. đứng yên. D. chuyển động theo hướng bất kỳ. Câu 6. Trong chuyển động tròn đều, Nếu tốc độ góc của vật tăng mà bán kính quỹ đạo không đổi thì

Câu 2. Một viên bi có khối lượng 200 g được buộc vào đầu một sợi dây dài và đang chuyển động tròn đều với tốc độ góc bằng 3 rad/s trên một mặt bàn nằm ngang, nhẵn, tại vị trí gần sát mép bàn. Bán kính quỹ đạo tròn là 1,5 m. Chiều cao của mặt bàn so với mặt đất là 1 m. Đột nhiên sợi dây bị đứt, viên bi rời khỏi quỹ đạo và chuyển động theo phương tiếp tuyến, đồng thời bắt đầu rơi xuống đất như một vật ném ngang. Bỏ qua lực cản không khí và lực ma sát trên mặt bàn. Lấy g = 10 m/s 2 . a. Viên bi chuyển động theo quỹ đạo tròn đều nhờ lực căng của sợi dây đóng vai trò là lực hướng tâm. b. Tốc độ dài của viên bi trong quá trình chuyển động tròn đều bằng 13,5 m/s. c. Sau khi dây bị đứt, viên bi vẫn tiếp tục chuyển động tròn một đoạn ngắn rồi mới rơi. d. Tầm xa của viên bi gần bằng 2,01 m. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Một người dùng ròng rọc cố định để kéo một thùng hàng có khối lượng 50 kg lên cao với độ cao 4 m. Người đó phải kéo một đoạn dây dài 4,5 m và thực hiện công W = 2200 J. Lấy g = 9,8 m/s². Hiệu suất trong trường hợp này bằng bao nhiêu % (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)? Câu 2. Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt từ đỉnh một dốc cao 2 m xuống chân dốc. Khi đến chân dốc, quả cầu tiếp tục chuyển động trên một mặt phẳng ngang và dừng lại sau khi đi được quãng đường 4 m do tác dụng của ma sát. Bỏ qua lực cản không khí và xem như ma sát trên đoạn dốc là không đáng kể. Chọn gốc thế năng tại chân dốc và lấy g = 10 m/s². Hệ số ma sát giữa quả cầu và mặt phẳng ngang bằng bao nhiêu? Câu 3. Một cánh quạt điện đang quay đều quanh trục với tốc độ góc 20 rad/s. Một điểm ở đầu cánh quạt cách trục quay 0,3 m. Gia tốc hướng tâm của điểm đó bằng bao nhiêu m/s 2 ? Câu 4. Thú nhún bơm hơi là một món đồ chơi phổ biến dành cho trẻ em tại Việt Nam. Có thể coi thú nhún như một lò xo đàn hồi có độ cứng k. Khi một em bé có khối lượng 25 kg ngồi lên, thân thú nhún bị nén xuống một đoạn 5 cm so với vị trí cân bằng ban đầu và vẫn còn trong giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s 2 . Độ cứng k bằng bao nhiêu N/m? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (2,0 điểm). Trong một buổi biểu diễn mô tô bay trong lồng tròn thẳng đứng, một tay lái điều khiển mô tô chạy bám vào thành lồng hình trụ thẳng đứng có bán kính 6 m. Để không bị rơi xuống dưới, lực ma sát giữa bánh xe và thành lồng phải đủ lớn để cân bằng với trọng lượng của người và xe. Tổng khối lượng của người và mô tô là 150 kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và thành lồng là 0,5. Lấy g = 10 m/s 2 . Giả sử chuyển động khi biểu diễn là chuyển động tròn đều. a) Tính tốc độ góc của mô tô trong quá trình chuyển động tròn đều với tốc độ dài 15 m/s. (0,5 điểm) b) Tính tốc độ tối thiểu mà mô tô phải đạt được để không bị rơi xuống dưới. (1,0 điểm) c) Muốn cho ô tô từ từ trở về mặt đất thì diễn viên xiếc cần phải làm gì? Vì sao. (0,5 điểm) Câu 2 (1,0 điểm). Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m được treo thẳng đứng, đầu dưới treo một quả nặng có khối lượng 0,5 kg và lò xo dãn ra một đoạn x cm. Biết lò xo vẫn nằm trong giới hạn đàn hồi và gia tốc trọng trường g = 10 m/s². a) Xác định phương, chiều của lực đàn hồi tại vị trí treo vật. (0,5 điểm) b) Tìm x. (0,5 điểm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.