Nội dung text PHẦN II CÂU HỎI ĐÚNG SAI ĐỘT BIẾN ĐA BỘI DỊ ĐA BỘI - HS.docx
ĐỘT BIẾN ĐA BỘI VÀ DỊ ĐA BỘI PHẦN II – CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về lí do làm cho thể đa bội ít gặp ở động vật? Nội dung Đúng Sai a) Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng đến qúa trình sinh sản. b) Đa số các động vật không có khả năng sinh sản sinh dưỡng. c) Trong thiên nhiên động vật ít khi bị đột biến hơn so với thực vật. d) Động vật không tạo được giao tử có khả năng sống và thụ tinh. Câu 2. Khi nói về thể tự đa bội thì phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Thể tự đa bội vẫn sinh sản hữu tính bình thường. b) Thể tự đa bội thường có các cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu tốt. c) Thể tự đa bội là kết quả của phép lai xa và đa bội hóa. d) Giao tử của thể tự đa bội chứa bộ NST lưỡng bội (2n). Câu 3. Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa dạng tứ bội so với dạng lưỡng bội thì phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Dạng tứ bội có sức sống, khả năng sinh trưởng và chống chịu cao hơn dạng lưỡng bội. b) Dạng tứ bội bị bất thụ, không có khả năng sinh sản hữu tính. c) Dạng tứ bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn, năng suất cao hơn dạng lưỡng bội. d) Dạng tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể gấp đôi dạng lưỡng bội. Câu 4. Một loài có 2n = 40, tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến có 100 nhiễm sắc thể và gồm 20 nhóm, mỗi nhóm có 5 nhiễm sắc thể. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Nội dung Đúng Sai a) Thể đột biến này thường có kích thước cơ thể to hơn dạng lưỡng bội. b) Nếu thể đột biến này tạo quả thì quả sẽ có ít hạt (hoặc không có) hơn so với quả của dạng lưỡng bội. c) Thể đột biến này có thể được phát sinh do đột biến đa bội từ hợp tử F 1 . d) Thể đột biến này có thể sẽ trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản vô tính.