Nội dung text Bài 4. Văn tế, thơ.docx
Trường:....................................................... Tổ:.............................................................. Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 4 - VĂN TẾ, THƠ Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản văn tế (kết cấu, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ,...), thơ (cảm hứng chủ đạo, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngũ....). - Học sinh nhận biết và phân tích được một số biểu hiện của phong cách trung đại qua các văn bản văn học trung đại trong bài học.. - Học sinh hiểu và biết vận dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ. - Học sinh thực hành viết được bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ - Học sinh biết kết hợp các phương thức biểu đạt khi viết bài văn nghị luận. - Học sinh thuyết trình về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ 2. Về năng lực chung Học sinh phát triển: Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy phản biện,… 3. Về phẩm chất - Học sinh biết cảm phục, biết ơn những người chiến đấu, hï sinh vì đất nước; biết lựa chọn lẽ sống cao đẹp. NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc ● Tri thức ngữ văn ● Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
● Việt Bắc (Trích - Tố Hữu) ● Thực hành đọc hiểu: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) ● Thực hành đọc hiểu: Tây tiến (Quang Dũng) Thực hành Tiếng Việt ● Biện pháp tu từ nghịch ngữ Viết ● Viết bài nghị luận về vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ Nói và nghe ● Thuyết trình về vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ: thách thức và cơ hội Tự đánh giá ● Mưa xuân (Nguyễn Bính) B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh trình bày và phân tích được kiến thức trong phần Tri thức Ngữ văn: văn tế, phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam, phong cách lãng mạn. 2. Về năng lực chung: Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,…. 3. Về phẩm chất: Học sinh tìm tòi, khám phá các yếu tố của thể loại tế, phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam và phong cách lãng mạn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: ❖ GV trình chiếu một phần video và đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài học ❖ Chúc văn tế xuân, link: https://www.youtube.com/watch?v=a4Rjw140IsM Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu một phần video và đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài học - Chúc văn tế xuân, link: https://www.youtube.com/watch?v=a4Rjw1 40IsM Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học GV dựa vào câu trả lời của HS để dẫn vào bài học 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: ❖ Học sinh trình bày và phân tích được kiến thức trong phần Tri thức Ngữ văn: văn tế, phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam, phong cách lãng mạn. b. Nội dung thực hiện: Học sinh tìm hiểu tri thức Ngữ văn: Đọc tài liệu, chia nhóm thảo luận và trình bày tại lớp; Giáo viên phát vấn thêm các thông tin để làm rõ nội dung phần tri thức Ngữ văn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi để tìm hiểu Tri thức Ngữ văn với các vấn đề: 1. Văn tế 2. Phong cách nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam 3. Phong cách lãng mạn Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và chia sẻ Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ và trả lời Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản Phần tìm hiểu Tri thức Ngữ văn cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Văn tế - Văn tế là thể loại văn học chủ yếu gắn với phong tục tang lễ, bày tỏ tình cảm của người còn sống đối với người đã mất. Đôi khi văn tế biến thể được dùng trong những trường hợp đùa vui hay châm biếm, đả kích, ví dụ: một số bài văn tế của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tú Mỡ. - Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: tưởng nhớ người đã mất (cuộc đời, phẩm hạnh, công đức) và thể hiện tình cảm của người còn sống trong giờ phút vĩnh biệt người đã mất (đau xót, tiếc thương, ghi nhớ công ơn, tâm nguyện noi theo). - Về kết cấu, bài văn tế thường gồm bốn phần: Đoạn mở đầu (lung khởi) thường bàn luận chung về lẽ sống - chết hoặc cảm tưởng khái quát về người đã mất (thường mở đầu bằng những từ Thương ôi!, Hỡi ôi); Đoạn thứ hai (thích thực) kể về cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã mất (thường bắt đầu bằng cụm từ Nhớ linh xưa); Đoạn thứ ba (ai vãn) nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết; Đoạn kết bày tỏ nỗi nhớ thương, lời tâm nguyện, cầu nguyện của người đứng tế (thường kết thúc bằng các từ Ô hô!, Ai tai! Hỡi ôi!, Thương thay!). Cũng có khi đoạn thứ