Nội dung text Step-by-Step on Psychological Research
● Tính hợp lệ (Validity): ○ Nghiên cứu cần đo đúng cái nó định đo. Ví dụ: nếu bạn đo stress, công cụ bạn dùng phải thực sự phản ánh mức độ stress. ○ Có nhiều loại hợp lệ: nội tại, ngoại tại, nội dung, cấu trúc, tiêu chuẩn, v.v. ● Độ tin cậy (Reliability): ○ Khi nghiên cứu được lặp lại (bởi cùng người hay người khác), kết quả có nhất quán không? ○ Một thang đo được coi là đáng tin cậy khi cho ra kết quả ổn định qua thời gian và giữa các đối tượng khác nhau. 3. Phân biệt các loại nghiên cứu Việc phân loại nghiên cứu giúp chúng ta chọn được phương pháp phù hợp với mục tiêu nghiên cứu cụ thể. 3.1. Theo mục đích: ● Cơ bản (Basic research): ○ Tập trung vào việc khám phá tri thức mới, hiểu rõ các quy luật tâm lý. ○ Không nhất thiết có ứng dụng ngay.
○ Ví dụ: nghiên cứu về cách hình thành trí nhớ dài hạn. ● Ứng dụng (Applied research): ○ Nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn, có ứng dụng rõ ràng. ○ Ví dụ: nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp CBT với trầm cảm ở sinh viên. 3.2. Theo loại dữ liệu: ● Định lượng (Quantitative research): ○ Thu thập và phân tích dữ liệu số. ○ Dùng các phương pháp thống kê để kiểm định giả thuyết. ○ Thường dùng bảng hỏi, trắc nghiệm, thí nghiệm. ● Định tính (Qualitative research): ○ Tập trung vào khám phá trải nghiệm, ý nghĩa chủ quan. ○ Dữ liệu dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh. ○ Thường dùng phỏng vấn sâu, quan sát, nhật ký, phân tích nội dung. 3.3. Theo thiết kế: ● Mô tả (Descriptive): ○ Ghi nhận, mô tả hiện tượng như đang diễn ra. ○ Không can thiệp hay thao tác biến số. ● Tương quan (Correlational): ○ Kiểm tra mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến. ○ Không xác định nguyên nhân – kết quả. ○ Ví dụ: mối liên hệ giữa thời gian dùng mạng xã hội và mức độ lo âu. ● Thực nghiệm (Experimental): ○ Nhà nghiên cứu thao tác biến độc lập và kiểm soát các yếu tố khác. ○ Có thể xác lập quan hệ nhân – quả. ○ Ví dụ: cho nhóm A thiền, nhóm B không thiền → so sánh mức độ lo âu. Việc nắm rõ bản chất và mục đích của từng loại nghiên cứu sẽ giúp người học tâm lý lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho vấn đề mình quan tâm. PHẦN 2: XÂY DỰNG MỘT NGHIÊN CỨU 1. Xác định vấn đề và “gap” trong nghiên cứu (Research Problem & Gap)
● Vấn đề nghiên cứu là điều bạn muốn tìm hiểu – có thể xuất phát từ thực tiễn xã hội, trải nghiệm cá nhân, hoặc những gì còn mâu thuẫn, thiếu sót trong tài liệu. ● Khoảng trống nghiên cứu (Research gap) là phần chưa được nghiên cứu kỹ, còn mơ hồ hoặc thiếu bằng chứng trong các tài liệu hiện có. Cụ thể hơn: ○ Khoảng trống lý thuyết: khi một hiện tượng chưa được giải thích bằng lý thuyết cụ thể, hoặc có nhiều lý thuyết mâu thuẫn nhau. ○ Khoảng trống phương pháp: khi chưa có nghiên cứu sử dụng một phương pháp cụ thể (ví dụ: nghiên cứu định tính về một chủ đề vốn chỉ có định lượng), hay nghiên cứu cắt dọc (cross-sectional) ○ Khoảng trống bối cảnh: khi một chủ đề đã được nghiên cứu ở nước ngoài nhưng chưa có bằng chứng tại bối cảnh địa phương (ví dụ: Việt Nam). ○ Khoảng trống mẫu nghiên cứu: khi một nhóm dân cư cụ thể chưa được nghiên cứu (trẻ em, người cao tuổi, người LGBT,...). ○ Khoảng trống thời gian: khi dữ liệu, khung nghiên cứu đã cũ và chưa cập nhật với bối cảnh hiện tại. ● Cách xác định gap: ○ Đọc tổng quan tài liệu (literature review) ○ Tìm các giới hạn (limitations) trong nghiên cứu trước, hoặc gợi ý của tác giả (future studies should...) ○ Tự đặt câu hỏi: “Điều gì còn chưa được giải đáp?” #Lưu ý: Với trình độ hiện tại, việc tìm một điều gì đó “mới”, tức là gần như chưa ai nghĩ tới là vô cùng khó. 2. Hình thành câu hỏi nghiên cứu (Research Question) ● Câu hỏi nghiên cứu là trung tâm của toàn bộ nghiên cứu. Một câu hỏi tốt sẽ: ○ Cụ thể, rõ ràng ○ Có thể kiểm chứng được ○ Có ý nghĩa học thuật hoặc thực tiễn ○ Dẫn dắt giả thuyết (hypothesis) ● Các loại câu hỏi nghiên cứu: ○ Mô tả (What is...?) ■ Mức độ hài lòng với cuộc sống của sinh viên năm nhất đại học là bao nhiêu?