Nội dung text ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
+ Cơ cấu bữa ăn: Cơm, rau, cá (Đầu tiên sử dụng gạo nếp sau đó mới chuyển sang sử dụng gạo tẻ) + Ở nhà sàn + Trang phục đơn giản và đã có đồ trang sức + Âm nhạc: Trống đồng Đông Sơn là âm vang để giao thoa con người với tự nhiên, mặt trời và là nhạc cụ phổ biến nhất của thời ấy => Trống đồng Đông Sơn không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á thể hiện sự giao lưu văn hóa. 1.2. Văn hóa Sa Huỳnh. - Đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam. - Không gian: Từ Đèo Ngang (Hà Tĩnh) đến Đồng Nai - Là sản phẩm của dân nông nghiệp ở đồng bằng ven biển Cồn bàu Nam Trung Bộ - Nền văn hóa này có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển (văn hóa Bàu Tró, Hạ Long...) - VH Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kì thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày nay) cho tới thời đại sắt sớm (TK 7-6 tcn đến tk 1-2 trước và sau công nguyên) - Giao lưu rộng rãi với Đông Nam Á lục địa và hải đảo - Nông nghiệp trồng lúa ở ven biển (Cồn Bàu) - Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đạt đến trình độ cao của kĩ thuật chế tạo sắt, ngoài ra còn phát triển nghề se sợi, dệt vải, làm đồ trang sức. - Nghề làm gốm rất phát triển với nhiều lại chum, vò, bắt bồng, đèn, bình...và đồ gia dụng. - Cư dân văn hóa sa Huỳnh cũng là những người có năng khiếu thẩm mĩ, khéo tay và mĩ cảm phát triển tuyệt vời. - Là cơ sở ra đời vương quốc Champa - Văn hóa: + Mai táng bằng mộ chum + Sử dụng nhiều đồ trang sức (vòng, nhẫn, khuyên tai) bằng thủy tinh, mã não, đá, gốm... - Kinh tế: + Nền kinh tế đa thành phần + Khai thác nguồn lợi của biển, rừng + Phát triển các nghề thủ công, từng bước mở rộng mối quan hệ, trao đổi mua bán với các cư dân trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa
2. Văn hóa Việt Nam giai đoạn Lý - Trần - Là sự mở đầu giai đoạn phục hưng văn hóa Đại Việt. - Thời gian: từ thế kỷ XI đến thế kỉ XV - Kinh đô: Thăng Long; Quốc hiệu: Đại Việt - Kiến trúc: phát triển mạnh, chủ yếu là kiến trúc ở các ngôi chùa và tượng phật. Các kiến trúc tiêu biểu còn sót lại: Thành Thăng Long, chùa Một Cột, Phật tích, tháp Bảo Thiên... - Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện phong cách đặc sắc và tay nghề thuần thục. - Nghề thủ công phát triển: nghề dệt, gốm, mĩ nghệ..., ở nhà Trần phát triển 2.1. Văn hóa vật chất.hơn một bậc, hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định (làng Ma Lôi) - “An Nam tứ đại khí” nổi tiếng - Thăng Long là điển hình cho kiểu thành thị phong kiến: mô hình tam trùng Thành quách. 2.2. Hệ tư tưởng: - Dung hòa tam giáo, gọi là chính sách tam giáo đồng nguyên: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo - Tuy nhiên Quốc giáo trong thời kỳ này vẫn là Phật giáo - Phật giáo thời kì này phát triển rực rỡ, tác động đến tư tưởng, tâm lí, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân. Ảnh hưởng đến kiến trúc, điêu khắc, thơ ca và cả nghệ thuật. - Nho giáo dần được tiếp nhận - Giáo dục: + Năm 1070 dựng văn miếu đúc tượng Chu Công, mở Quốc Tử Giám; + Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội; - Từ đời Trần, lập Quốc viện, các trường học của vương triều và trường học ở cả xóm làng. - Tầng lớp nho sĩ càng đông đảo, Nho giáo dần lấn át Phật giáo. 2.3. Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển - Văn hóa viết chữ Hán nở rộ - Phần chủ yếu trong văn học thời Lý là thơ, do các nhà sư viết nên nội dung liên quan đến triết học và giáo lý Thiền tông. Tuy nhiên vẫn có những bài thơ có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn hóa (Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt, Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn) - Ở thời Trần, đa số thi nhân đều là nho sĩ (Đinh Củng Viên, Chu Văn An, Trương Hán Siêu...)