Nội dung text ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU.1. 18 bài tập - Phương thức biểu đạt (Mức độ+Word+Giải).Image.Marked.pdf
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. Phương thức tự sự * Khái niệm: - Tự sự là phương thức dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc có trình tự và dẫn tới kết thúc. Bên cạnh truyền tải nội dung câu chuyện, tự sự còn khắc hoạ tính cách nhân vật. Thông qua đó, chúng ta còn cảm nhận được những bài học, thông điệp sâu sắc, mới mẻ về con người, cuộc sống. Ví dụ: Văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí. II. Phương thức miêu tả * Khái niệm: - Miêu tả là phương thức dùng ngôn ngữ nhằm khiến cho người nghe, người đọc có thể hình dung cụ thể sự vật, sự việc được nhắc đến. Thông qua cách nói, cách viết miêu tả, người nghe, người đọc hình dung sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt. - Miêu tả không chỉ hướng tới những thứ bên ngoài, mà còn lột tả được thế giới nội tâm bên trong. Ví dụ: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật,... III. Phương thức biểu cảm * Khái niệm: - Biểu cảm là phương thức lồng ghép, thể hiện cảm xúc của người nói, người nghe về thế giới xung quanh. Mục đích của phương thức này là khiến người ta rung động, đồng cảm với cảm xúc của người viết, người nói. Ví dụ: Thơ trữ tình, ca dao,... IV. Phương thức thuyết minh * Khái niệm: - Thuyết minh là phương thức cung cấp, giới thiệu, giảng giải về 1 sự vật, hiện tượng nào đó. Khác với những phương thức khác, văn bản thuyết minh chỉ đơn thuần cung cấp tri thức chính xác. Ví dụ: thuyết minh về công dụng của bút máy, thuyết minh về nón lá,... V. Phương thức nghị luận * Khái niệm: - Nghị luận là phương thức được dùng để bàn luận về 1 vấn đề nào đó. Nghị luận cho chúng ta biết được quan điểm về vấn đề đúng – sai như thế nào. Bên cạnh đó, phương thức này còn bộc lộ ý kiến và thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm đó. Ví dụ: Văn bản Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.
VI. Phương thức hành chính - công vụ * Khái niệm: - Hành chính – công là phương thức mang tính trịnh trọng, chính xác. Những văn bản hành chính – công đơn thuần để thông báo, cam kết, yêu cầu tuân thủ các quy định. - Phương thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan, Nhà nước và nhân dân, các quốc gia,... Ví dụ: Đơn đề nghị, Nghị quyết,..
Câu 1Nhận biết Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?". Quan Âm nói: "Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ". Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa: "Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?". Quan Âm nói: "Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!", dứt lời Quan Âm bèn rời đi. Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc. Người nọ hỏi: "Bà là Quan Âm sao ạ?". Người kia trả lời: "Đúng vậy". Người nọ lại hỏi: "Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?". Quan Âm cười nói: "Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình". (Theo https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-song/44805-10-mau-truyen-ngan- 10-bai-hoc-lon.html) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2Nhận biết Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: Trở ngại trên con đường của chúng ta Vào thời cổ đại, có một vị vua đã cho người đặt một tảng đá trên đường. Sau đó, ông cho người ẩn trong các bụi rậm và quan sát xem có ai sẽ di chuyển tảng đá ra khỏi đường không. Một số thương nhân và triều thần giàu có của vua đi ngang qua, nhưng họ chỉ đơn giản là đi vòng qua nó. Nhiều người còn đổ lỗi cho nhà vua vì đã không giữ đường thông thoáng, không ai trong số họ làm bất cứ điều gì để di chuyển tảng đá đi. Ngày nọ, một người nông dân đang gánh rau đi ngang. Khi đến gần tảng đá, ông đặt gánh rau xuống và cố gắng đẩy hòn đá ra khỏi đường. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng ông cũng làm được.
Khi người nông dân quay lại, ông ta nhận thấy có một chiếc ví nằm trên con đường nơi có tảng đá. Chiếc ví chứa nhiều đồng tiền vàng và ghi chú của nhà vua giải thích rằng số vàng này dành cho người đã chuyển tảng đá ra khỏi đường. (Theo https://daikynguyen.tv/doi-song/bai-hoc-cuoc-song-tu-7-truyen-ngan-y-nghia.html) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3Nhận biết Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: GẤU CON CHÂN VÒNG KIỀNG Gấu con chân vòng kiềng Đi dạo trong rừng nhỏ Nhặt những quả thông già, Hát líu lo, líu lo. Đột nhiên một quả thông Rụng vào đầu đánh bốp... Gấu luống cuống, vướng chân Và ngã nghe cái bộp! Có con sáo trên cành Hét thật to trêu chọc: – Ê gấu, chân vòng kiềng Giẫm phải đuôi à nhóc! Cả đàn năm con thỏ Núp trong bụi, hùa theo: – Gấu con chân vòng kiềng! Hét thật to – đến xấu. (U-xa-chốp) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?