Nội dung text Chuyên đề - Cân bằng hoá học.docx
1 Chuyên đề : Cân bằng hóa học. A. MỤC TIÊU I.Yêu cầu cần đạt Cân bằng hoá học 1. Khái niệm về cân bằng hoá học Thông hiểu – Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch. (HH1.2) – Viết được biểu thức hằng số cân bằng (K C ) của một phản ứng thuận nghịch. (HH1.3) Vận dụng – Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới chuyển dịch cân bằng: (1) Phản ứng: 2NO 2 N 2 O 4 (2) Phản ứng thuỷ phân sodium acetate. (HH2.6) – Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học. (HH1.6) 2. Cân bằng trong dung dịch nước Nhận biết – Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li. (HH1.1) – *Trình bày được thuyết Brønsted – Lowry về acid – base. (HH1.2) – Nêu được khái niệm về pH. (HH1.1) Thông hiểu – Viết được biểu thức tính pH (pH = –lg[H + ] hoặc [H + ] = 10 –pH ) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,. (HH1.2) – *Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. (HH1.1) Vận dụng – *Nêu được ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,. ). (HH1.1) – Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid). (HH2.4) – Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al 3+ , Fe 3+ và 2 3CO. (HH1.2-3.1) II.Học liệu - Sách giáo khoa - Tài liệu chương trình GDPT 2018 - Trang web + https://giaoan.violet.vn/#goog_rewarded + https://thuvienhoclieu.com/ + https://quizizz.com/ + https://www.plickers.com/ + https://chatgpt.com/ - Phần mềm - Tài liệu tham khảo khác + Sách giáo viên
3 K C càng lớn thì phản ứng thuận càng chiếm ưu thế hơn và ngược lại, K C càng nhỏ thì phản ứng nghịch càng chiếm ưu thế hơn. ❖ SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG HÓA HỌC a. Khái niệm : Sự chuyển dịch cân bằng là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) tác động lên cân bằng. b. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier “ Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài làm thay đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó”. ❖ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG HÓA HỌC 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ (chất khí, chất lỏng) “ Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt ( 0 r298ΔH> 0 ), nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại” 2.Ảnh hưởng của nồng độ (chất khí, chất lỏng) “Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của chất đó và ngược lại”. 3. Ảnh hưởng của áp suất (chất khí) “Khi tăng áp suất chung của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm giảm số mol khí và ngược lại”. 4. Ảnh hưởng chất xúc tác Trong phản ứng thuận nghịch nếu dùng chất xúc tác thì tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch tăng như nhau nên chất xúc tác không có tác dụng làm chuyển dịch cân bằng , mà chỉ có tác dụng làm cho phản ứng nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng. => chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học 2. Sự điện li. Chất điện li. Độ điện li. Hằng số điện li. Định luật bảo toàn nồng độ. ❖ SỰ ĐIỆN LI. Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành ion được gọi là sự điện li. ❖ CHẤT ĐIỆN LI. a) Chất điện li và chất không điện li Chất Chất điện li Chất không điện li Khái niệm Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion. Tính chất Dẫn điện Không dẫn điện Ví dụ Hầu hết dung dịch acid, base, muối. Các chất ở dạng rắn khan, nước cất, dung dịch saccharose (C 12 H 22 O 11 ), alcohol ethylic (C 2 H 5 OH), glycerol: C 3 H 5 (OH) 3 . b) Chất điện li mạnh và chất điện li yếu Chất điện li mạnh: (α = 1) Chất điện li yếu: (0 < α <1) Khái niệm Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước tất cả các phân tử chất tan đều phân li ra ion. Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử chất tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch. Biểu diễn Bằng một mũi tên : Bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau: chieàuthuaän chieàunghòchˆˆˆˆˆˆ†‡ˆˆˆˆˆˆ