PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 22. Quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện trong BLHS 2015 - Pgs.Ts. Nguyễn Tất Viễn.pdf

1 QUY ĐỊNH VỀ THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Nguyễn Tất Viễn Tóm tắt Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp mới, được quy định tại Điều 66 và Điều 106 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thể hiện tính nhân đạo, là kết quả thể chế hóa chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”. Đây là một cơ chế mới cho phép người đang chấp hành án phạt tù được cải tạo, giáo dục ở môi trường xã hội bình thường. Thực tế cho thấy chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện thông qua quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện là đúng đắn, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm, giáo dục và cải tạo người phạm tội trước yêu cầu mới. Bên cạnh đó, còn một số vướng mắc trong việc áp dụng cần được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể và thống nhất. Từ khoá: Tha tù trước thời hạn có điều kiện; thời gian thử thách. I. Chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội và ý nghĩa của quy định tha tù tước thời hạn có điều kiện Chính sách hình sự là chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, là cơ sở tư tưởng chính trị của đời sống pháp luật trong lĩnh vực hình sự. Nhìn từ phương diện chung nhất, chính sách hình sự là một bộ phận của chính sách pháp luật, đồng thời là một bộ phận của chính sách phòng và chống tội phạm, được thể hiện trên các phương diện xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật. Hiểu rộng hơn, chính sách hình sự trên thực tế còn được coi là chính sách sử dụng các biện pháp pháp luật hình sự, là yếu tố định hướng cho toàn bộ hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử thi hành án. Ở phạm vi rộng hơn, chính sách hình sự được hiểu “là một bộ phận của chính sách xã hội” với những giá trị định hướng cho việc phòng, chống tội phạm, trước hết là giá trị nhân đạo và công bằng xã  Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung Ương.
2 hội 1 mà biểu hiện của nó là các quy định về biện pháp miễn hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt 2 , tha tù trước thời hạn... Từ trước đến nay, trong nhiều văn kiện của Đảng đã đề cập đến chính sách nhân đạo đối với người phạm tội. Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HNTW, ngày 23/01/1995 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nêu rõ “Đối với người phạm tội bị phạt tù, cần đối xử nhân đạo. Có chương trình dạy nghề cho phạm nhân và giới thiệu việc làm cho họ sau khi ra tù, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội3 . Những năm đầu của thế kỷ XXI, trước yêu cầu mới của công tác tư pháp, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000. Chỉ thị yêu cầu: “Cùng với việc chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác thi hành án, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, giúp đỡ phạm nhân được tha tù nhằm tiếp tục giáo dục họ trở thành những người lương thiện, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm”4 . Trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ cần “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”5 . Một trong những sự quan trọng trong đời sống pháp luật và tư pháp là việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới". Nghị quyết nêu rõ quan điểm “công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân”6 . Tiếp đó Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định “coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm 1 Hồ Trọng Ngũ (2002), Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.27, 56. 2 Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, tr.219-220. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 54, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.61. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 59, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.12. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 60, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.218. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 61, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.6.
3 bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016) nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân”7 . Thể chế hoá chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 và pháp luật tố tụng tư pháp đã bổ sung nhiều quy định mới nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Quan điểm về quyền con người của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện rõ tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người vớiquyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”8 . Đó là cơ sở để mọi người có thể tự bảo vệ và thực hiện quyền con người, quyền công dân của mình, ngăn ngừa sự cắt xén, hạn chế từ phía cơ quan và công chức nhà nước. Tố tụng hình sự có một đặc điểm là Nhà nước, một mặt vừa phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xử nghiêm minh người phạm tội. Mặt khác phải có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan, nhất là những người tham gia tố tụng hình sự thuộc nhóm “yếu thế” (hay nhóm dễ bị tổn thương) như người bị buộc tội, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người phải chấp hành hình phạt. Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, bảo đảm chính sách khoan hồng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc quan trọng, có ý nghĩa xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động thi hành án. Nguyên tắc này không chỉ được áp dụng trong thi hành án mà còn được quán triệt và thể hiện ngay từ khi xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự. Theo đó, việc thi hành án hình sự không nhằm mục đích trừng trị người phạm tội mà là nhằm tạo điều kiện cho họ có điều kiện sửa chữa lỗi lầm, nhận thức rõ tội lỗi do mình đã gây ra, tạo điều kiện cho họ lao động, học tập, cải tạo, sửa chữa lỗi lầm, trở thành người lương thiện, thành công dân có ích cho xã hội. Nguyên tắc này gắn bó hữu cơ với nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết 7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.179. 8 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)”, Báo điện tử Đảng Cộng sảnViệt Nam [tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap- hanh-trung-uong-dang/dai- hoi-dang/lan-thu-xi/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len- chu- nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011-152] (truy cập ngày 15/9/2024).
4 phục với cưỡng chế, đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục, cải tạo người chấp hành án. 2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tha tù trước thời hạn có điều kiện Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một quy định mới trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 - dưới đây gọi là BLHS năm 2015) là một trong số các biện pháp miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, một cơ chế mới cho phép cho người đang chấp hành án phạt tù được cải tạo, giáo dục ở môi trường xã hội bình thường. Đó là kết quả thể chế hóa chủ trương của Đảng trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”. Đồng thời ghi nhận và là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 20139 . Quy định mới này cũng xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế về pháp luật và tư pháp. Tha tù trước thời hạn là biện pháp được Tòa án áp dụng, cho phép người phạm tội đang chấp hành án phạt tù ở cơ sở giam giữ được tiếp tục chấp hành án tại cộng đồng, nhưng bị ràng buộc bởi các điều kiện nhất định. Trên thực tế, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vẫn phải tiếp tục chấp hành án nhưng thay đổi hình thức từ chấp hành án phạt tù trong các cơ sở giam giữ sang chấp hành án ở môi trường xã hội bình thường, phải thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương, của Cơ quan thi hành án hình sự. Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa “Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp miễn chấp hành phần hình phạt tù chưa được chấp hành có điều kiện. Người được hưởng biện pháp này không phải tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù chưa được chấp hành nhưng phải tuân thủ các quy định đối với họ trong thời gian nhất định (thời gian thử thách). Nếu trong thời gian thử thách, người bị kết án không vi phạm các quy định này thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt tù chưa được chấp hành” 10. Theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của BLHS về tha tù trước thời hạn thì: “Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành 9 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. 10 Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (Phần chung), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.323.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.