PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 02. 2024-2025 HSG 11 - Olympic Đaklak- File đề.doc


Trang 2/4 a) Viết sơ đồ pin b) Viết phản ứng xảy ra ở điện cực và phương trình phản ứng khi pin hoạt động. c) Tính sức điện động của pin ở 25 o C. d) Thêm Na 2 S rắn vào dung dịch điện cực Pb của pin đến khi nồng độ Na 2 S bằng 0,002 M. Tính E của pin thu được. Biết PbS có tích số tan K S = 10 -26 . Câu 3 (4,0 điểm) 3.1. Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây mưa acid. Nó là chất phát thải chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu,... Theo chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2023/BTNMT) thì nồng độ tối đa cho phép của SO₂ ở điều kiện chuẩn là 350 µg/m³ (biết 1 µg = 10⁻⁶ gam). Một nhà máy nhiệt điện một ngày đốt 500 tấn than chứa 0,48 % khối lượng sulfur, phần còn lại là không khí khô (không chứa chất cần sulfur) trong 1 ngày. a) Tính khối lượng SO₂ mà nhà máy trên phát thải vào không khí trong 1 ngày. b) Khi phân tích 100 lít không khí ở nhà máy trên, người ta thu được lượng SO 2 là 0,032 mg. Hỏi không khí ở khu vực trên có bị ô nhiễm không? Giải thích. c) Khi SO₂ tác dụng với O₂ có trong không khí và gặp nước mưa chuyển hóa thành sulfuric acid. Biết rằng trong một tháng (30 ngày) có 1,5% lượng SO₂ chuyển hóa thành sulfuric acid có nồng độ 1,2·10⁻⁵ M trong nước mưa. Tính thể tích nước mưa đã bị nhiễm sulfuric acid. 3.2. Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen các nguyên tố nhóm VA (NH 3 , PH 3 , AsH 3 , SbH 3 ), VIA (H 2 O, H 2 S, H 2 Se, H 2 Te), VIIA (HF, HCl, HBr, HI) được biểu diễn trên đồ thị sau: Khối lượng phân tử 130803520 a) Dựa vào đồ thị, giải thích vì sao hợp chất với hydrogen của các nguyên tố đầu tiên trong mỗi nhóm có nhiệt sôi cao bất thường so với hợp chất hydrogen của các nguyên tố còn lại? b) Tại sao hợp chất với hydrogen của các nguyên tố còn lại ở mỗi nhóm có nhiệt độ sôi tăng dần? c) Hãy so sánh năng lượng liên kết trong các hợp chất trong mỗi nhóm nguyên tố trên và giải thích. 3.3. A là một hợp chất của nitrogen và hydrogen với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxide của nitrogen, chứa 36,36% oxygen về khối lượng. a) Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng: (1) A + NaClO → X + NaCl + H 2 O (2) X + HNO 2 → D + H 2 O (3) D + NaOH → E + H 2 O (4) G + B → E + H 2 O b) Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của nó. c) D có thể hòa tan Cu tương tự HNO 3 . Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết phương trình của các phản ứng tương ứng. Câu 4 (4,0 điểm) 4.1.
Trang 3/4 CH3NH2COOH (1)(2)(3)(4) a) So sánh nhiệt độ sôi của các chất (1), (2), (3), (4). b) So sánh khả năng tham gia phản ứng thế với Br 2 ở vòng benzene của (1), (2), (3), (4). 4.2. X là hợp chất hữu cơ có trong bơ, phomat … với mùi hơi khó chịu. Nó được sử dụng làm nguyên liệu để tổng hợp ester. Phân tích X (chứa C, H, O) thu được phần trăm khối lượng của C và O lần lượt là: %C = 54,54%; %O = 36,37%. Phổ khối lượng của X như sau: Để xác định nhóm chức của X, người ta tiến hành phân tích và cho kết quả phổ IR như sau: Bảng đối chiếu tín hiệu phổ hồng ngoại của các nhóm chức: Loại hợp chất Liên kết Số sóng (cm -1 ) Alcohol O-H 3600 - 3300 Aldehyde C=O 1740 - 1720 C-H 2900 - 2700 Carboxylic acid C=O 1725 - 1700 O-H 3300 - 2500 Ester C=O 1750 - 1735 C-O 1300 - 1000 Ketone C=O 1725 - 1700 Amine N-H 3500 - 3300 a) Xác định công thức phân tử của X? b) Biết X là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch không phân nhánh. Viết công thức cấu tạo của X? 4.3. Alkene (A) có công thức phân tử C 6 H 12 có đồng phân hình học, tác dụng với Br 2 cho hợp chất dibromo (B). Cho B tác dụng với KOH trong alcohol đun nóng thu được diene (C) và một alkyne (C’). Chất (C) bị oxi hóa bởi KMnO 4 đậm đặc và nóng cho acetic acid và CO 2 . Hãy xác định cấu tạo của (A), viết sơ đồ các chuyển hóa trên. Câu 5 (4,0 điểm)
Trang 4/4 5.1. Chất A (C 8 H 16 O) tác dụng với CuO đun nóng thu được chất hữu cơ B (C 8 H 14 O). Cho B tác dụng với I 2 trong NaOH, sau đó acid hóa sản phẩm thu được chất C có công thức C 7 H 12 O 2 và có 1 nguyên tử carbon bậc 4. Cho C tác dụng với NaOH rồi cô cạn được chất rắn D. D tác dụng với NaOH có CaO và đun nóng thu được hydrocarbon E (C 6 H 12 ) có carbon bậc 3, không tham gia phản ứng với H 2 , xúc tác Ni. Trong môi trường acid, B chuyển hóa thành alcohol F có vòng 6. Xác định công thức cấu tạo các chất từ A đến F và viết cơ chế chuyển hóa B thành F. 5.2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: OH H2SO4 H2/Ni áp suất CrO31. CH 3MgBr 2. H2O H+ to 1. O3 2. Zn, H2O O O A (C10H14O)BC DE X a) Cho biết cấu tạo các chất A, B, C, D, E. b) Viết cơ chế chuyển hóa X thành A. 5.3. A, B là 2 loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều trong thực tế, 2 chất có công thức phân tử lần lượt là C 9 H 8 O 4 và C 8 H 8 O 3 . Khi tác dụng NaOH dư thì 1 mol A tác dụng tối đa với 3 mol, trong khi 1 mol B tác dụng tối đa 2 mol NaOH và cả 2 chất đều tạo chất C có công thức phân tử C 7 H 4 O 3 Na 2 . Cho C tác dụng với dung dịch HCl dư được acid hữu cơ tạp chức D có công thức phân tử C 7 H 6 O 3 và có liên kết hydrogen nội phân tử. a) Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D. b) Viết sơ đồ tổng hợp A, B từ cumene. ------------------ HẾT ------------------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: ..............................................................; Số báo danh: ........................................................... Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: ..........................................; Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: .................................

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.