PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 55. Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 2) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx

Trang 1/4 – Mã đề 059 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 059 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được sản xuất bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Fe. B. Mg. C. Na. D. Ca. Câu 2: Một peptide có công thức cấu tạo như sau: H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )CONHCH 2 COOH. Khi thủy phân hoàn toàn X thu được bao nhiêu loại amino acid khác nhau? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 3: Cellulose trinitrate thường được dùng làm thuốc súng không khói. Công thức của cellulose trinitrate là A. [C 6 H 7 O 2 (OCOCH 3 ) 2 (OH)] n . B. [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 2 (OH)] n . C. [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n . D. [C 6 H 7 O 2 (OCOCH 3 ) 3 ] n . Câu 4: Cho các phát biểu sau: (1) Trong công nghiệp dược phẩm, saccharose được dùng để pha chế thuốc. (2) Các amino acid là chất rắn ở điều kiện thường. (3) Methylamine có tính base yếu hơn ammonia. (4) Cao su là vật liệu polymer có tính dẻo, được sử dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 5: Công thức nào sau đây không phải là của một chất béo? A. (C 15 H 31 COO) 2 C 2 H 4 . B. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 6: Amine nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường? A. Aniline. B. Trimethylamine. C. Dimethylamine. D. Ethylamine. Câu 7: Trong quá trình hoạt động của pin Galvani Cu-Ag, quá trình xảy ra ở anode (cực âm) là A. Ag + + 1e → Ag. B. Ag → Ag + + 1e. C. Cu → Cu 2+ + 2e. D. Cu 2+ + 2e → Cu. Câu 8: Các thiết bị bằng thép trong nước biển hoặc dưới lòng đất ẩm ướt thường được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa. Kim loại nào sau đây thường được sử dụng để bảo vệ thép? A. Ni. B. Cu. C. Zn. D. Pb. Câu 9: Chất nào sau đây ở thể rắn, dễ tan trong nước, vị ngọt, có nhiều trong quả chín, trong máu người và động vật? A. Cellulose. B. Glucose. C. Tinh bột. D. Fructose. Câu 10: Cho phản ứng hóa học sau: [-CH 2 -CH(C 6 H 5 )-] n (t°) → CH 2 =CH-C 6 H 5 . Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng trùng ngưng. B. Phản ứng tăng mạch polymer. C. Phản ứng cắt mạch polymer. D. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer. Câu 11: Dựa vào bảng độ tan trong nước ở 20°C của các muối sulfate dưới đây, muối nào dễ kết tủa nhất? Muối MgSO 4 CaSO 4 SrSO 4 BaSO 4 Độ tan (g/100 g nước) 33,7 0,20 0,0132 0,0028


Trang 4/4 – Mã đề 059 Một nhà máy xử lí nước có bể chứa 500 m³ nước bị nhiễm ammonium với nồng độ 56 mg/L theo qui trình 2 bước như trên. Lượng khí O 2 tối thiểu cần cung cấp cho quá trình xử lí là a kg, lượng khí N 2 tạo thành là b (kg). Tính tổng a + b. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 26: Glucose là một hợp chất có tính khử mạnh, được ứng dụng để tráng gương, tráng ruột phích. Một xưởng sản xuất ruột phích cần tráng bạc cho 1000 ruột phích, mỗi ruột có diện tích bên trong 0,25 m². Trung bình, để có lớp tráng đều đẹp, mỗi mét vuông cần 0,8 gam bạc. Biết rằng hiệu suất của cả quá trình là 95%. Khối lượng glucose tối thiểu cần dùng là m gam. Tính m. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 27: Thực hiện thí nghiệm sau : • Bước 1. Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 5 mL nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào mỗi ống nghiệm. • Bước 2. Bỏ vào ống nghiệm thứ nhất một mẩu sodium nhỏ bằng hạt gạo; ống thứ hai một dây magnesium. • Bước 3. Đun nóng ống nghiệm thứ hai. Cho các phát biểu sau : (1) Ở bước 2, mẩu Na nổi trên mặt nước và tan dần, dung dịch chuyển sang màu hồng. (2) Ở bước 2, dây Mg chìm xuống đáy ống nghiệm và hầu như không tan. (3) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm thứ hai có màu hồng. (4) Thí nghiệm trên chứng tỏ khả năng phản ứng của Na lớn hơn Mg. (5) Nếu thay dây Mg bằng mẩu Ca thì hiện tượng xảy ra tương tự. Hãy liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần (Ví dụ 123 hoặc 235;…). Câu 28: Bơ thực vật là loại thực phẩm phổ biến, được tạo ra bằng cách hydrogen hóa dầu thực vật, làm tăng độ bão hòa của chất béo, giúp sản phẩm có độ rắn và bảo quản lâu hơn. Hydrogen hóa hoàn toàn 24 tấn triolein thu được m tấn chất béo no. Tính giá trị của m. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười) ----------------HẾT---------------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.