PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BDHSG9_CHỦ ĐỀ 7_KHKT.docx

CHỦ ĐỀ 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA A. MỤC TIÊU - Mô là được những thành tựu chu yeu của cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đồ đến Việt Nam. - Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá và đánh giá được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam. B. NỘI DUNG 1. Thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật - Khoa học cơ bản: Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học... - Công nghệ sinh học: Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,... - Công nghệ vật liệu: Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;... - Công nghệ năng lượng: năng lượng nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch,. - Công nghệ thông tin: các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lí thông tin, tính toán vượt trội và mạng internet được ứng dụng rộng rãi. - Giao thông vận tải: sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoả tốc độ cao - Thông tin liên lạc: sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động và đặc biệt là điện thoại thông minh. - Công nghệ kĩ thuật số: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật... 2. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với Việt Nam. a. Tích cực - Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập với khu vực và thế giới - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, làm thay đổi phương thức quản lí nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hoá, xã hội b. Tiêu cực - Việt Nam rất dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản của các nước có nền công nghệ hiện đại - Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội do thông tin bảo mật bị đánh cắp hoặc thông tin xấu, sai sự thật được phát tán rộng rãi trên không gian mạng,... 3. Xu thế toàn cầu hóa và tác động với thế giới và Việt Nam a. Xu thế toàn cầu hóa - Toàn cầu hóa là quá trình tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng và cải thiện của các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ. - Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá: + Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế. + Văn hoá: Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.
+ Chính trị: Sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực và các tổ chức quốc tế  b. Tác động của xu thế toàn cầu hoá đối với thế giới. - Thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế - Tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại - Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu. - Toàn cầu hoá cũng làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia; kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới; làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; làm xói mòn và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam vì: - Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - Về kinh tế, toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân,... nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh - Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực, quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, địa vị quốc gia - Về văn hoá, toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam, nhưng cũng dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống C. ÔN TẬP 1. Nhận biết và thông hiểu Câu 1.  Hãy vẽ sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) về những thành tựu tiêu biểu thuộc các lĩnh vực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật? Hướng dẫn trả lời
Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới? Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật? Vì sao? Hướng dẫn trả lời a. Thành tựu - Khoa học cơ bản: Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học...
- Công nghệ sinh học: Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,... - Công nghệ vật liệu: Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;... - Công nghệ năng lượng: năng lượng nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch,. - Công nghệ thông tin: các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lí thông tin, tính toán vượt trội và mạng internet được ứng dụng rộng rãi. - Giao thông vận tải: sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoả tốc độ cao - Thông tin liên lạc: sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động và đặc biệt là điện thoại thông minh. - Công nghệ kĩ thuật số: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật... b. Ấn tượng - Em ấn tượng nhất với thành tựu về Internet vì tính đa dạng của nó - Internet cung cấp nguồn thông tin, kho kiến thức khổng lồ, trở thành phương tiện giải trí hữu ích với mọi người trong cuộc sống - Nhờ Internet, mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trên các trang mạng xã hội; việc mua sắm online đã trở nên dễ dàng, tiện lợi Câu 3: Tại sao nói toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam? Hướng dẫn trả lời Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam vì: - Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - Về kinh tế, toàn cầu hoá tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thế giới; mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân,... nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh - Về chính trị, toàn cầu hoá mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực, quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, địa vị quốc gia - Về văn hoá, toàn cầu hoá cho phép mở rộng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam, nhưng cũng dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống Câu 4. Hãy nêu những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất (như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...). Hướng dẫn trả lời a. Thành tựu - Khoa học cơ bản: Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hoá học... - Công nghệ sinh học: Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,... - Công nghệ vật liệu: Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ;... - Công nghệ năng lượng: năng lượng nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch,.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.