PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ SỐ 25.docx

ĐỀ SỐ 25 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản bàn về vai trò, ý nghĩa của lao động. Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả khẳng định: “Lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng coi trọng” vì “Nếu không có lao động thì không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.” Câu 3 (1,0 điểm): Những câu: “Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho, nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.” là các bằng chứng củng cố cho lí lẽ: Mọi động vật đều lao động, để duy trì sự sống, để tồn tại. Đây là những dẫn chứng điển hình, sinh động, được mọi người dễ dàng thừa nhận, có tác dụng làm tăng tính thuyết phục của văn bản đồng thời cũng giúp việc tiếp nhận vấn đề nghị luận trở nên nhẹ nhàng hơn. Câu 4 (1,0 điểm): Nếu con người hiểu được niềm vui, ý nghĩa của lao động; coi lao động là cống hiến, vun đắp, là khám phá cuộc sống thì người đó sẽ hạnh phúc - ngay cả khi họ phải lao động vất vả, nhọc nhằn. Ngược lại, nếu con người không nhận ra niềm vui, ý nghĩa của lao động; coi lao động là nô dịch, khổ sai, là đày ải thì người đó sẽ thấy bất hạnh ngay cả khi họ lao động không quá vất vả. Vì vậy, cần nhận thức và có thái độ đúng đắn về lao động. Câu 5 (1,0 điểm): Học sinh có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau cho thấy một biểu hiện phù hợp (có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động); nội dung câu trả lời cần kết nối được với vấn đề đặt ra trong văn bản. Ví dụ: (1) Thái độ coi thường lao động chân tay, trong khi những người lao động chân tay vẫn có những đóng góp quan trọng trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi chốn, mọi nghề nghiệp. (2) Một số người giàu có nghĩ rằng con cháu mình không cần làm gì cũng sống thoải mái với tài sản đã có; họ không nhận ra rằng chính công việc sẽ mang lại cho con người niềm vui và tạo nên giá trị của bản thân,... II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “Mối quan hệ giữa lao động và ước mơ” - như hành trình và đích đến. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận bằng lí lẽ và minh chứng (1) Giải thích: Lao động được hiểu là hoạt động trí óc hoặc chân tay của con người nhằm thực hiện một công việc, một nhiệm vụ cụ thể, để đạt được mục đích nào đó. Ước mơ là điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai. (2) Lao động giúp ước mơ sớm trở thành hiện thực: Bản chất của lao động là khám phá, sáng tạo. Trong lao động, con người luôn nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn thử thách để đạt được mục đích. Nhờ lao động, con người tiệm cận đến những điều mong muốn tốt đẹp mà họ theo đuổi. Lao động nghiêm túc, hiệu quả thì hành trình đến với ước mơ có thể được rút ngắn và ngược lại. Lao động chính là hành trình. (3) Ước mơ tạo động lực, khích lệ con người hăng say, nhiệt tình trong lao động, tìm thấy niềm vui, niềm tin trong mỗi chặng đường nỗ lực của bản thân. Ước mơ là đích đến của hành trình lao động. (4) Lựa chọn một vài bằng chứng tiêu biểu để làm rõ lí lẽ. Ví dụ: Cô Chảo Thị Yến (sinh năm 1990), người dân tộc Dao, nuôi dưỡng ước mơ chinh phục tri thức để thay đổi số phận. Cô đã vượt qua muôn vàn khó khăn để học tập, nỗ lực kiến tạo “phiên bản hoàn hảo nhất” của chính mình và trở thành nữ thạc sĩ người dân tộc thiểu số đầu tiên giành được học bổng du học châu Âu... (5) Bình luận, liên hệ: Một số cá nhân chỉ mơ ước viển vông, không lao động; những người không dám ước mơ;... c. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận (lao động và ước mơ có mối quan hệ mật thiết); rút ra bài học cho bản thân (hãy chinh phục ước mơ bằng lao động, bằng sự nỗ lực và cố gắng từng ngày).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.