Nội dung text Chủ đề 2 ĐỊNH LUẬT I NEWTON.docx
Thí nghiệm của Galilei: Thả hòn bi lăn xuống từ máng nghiêng (1), khi lăn lên máng (2) hòn bi lăn đến một độ cao thấp hơn độ cao ban đầu. Khi hạ thấp độ cao của máng nghiêng (2), hòn bi lăn trên máng 2 được một đoạn dài hơn. Ông cho rằng, hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu là vì có ma sát. Ông tiên đoán rằng nếu không có ma sát và nếu máng nghiêng (2) nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn mãi mãi với vận tốc không đổi. Định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi. Ý nghĩa của định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật. Quán tính: Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của nó cả về hướng và độ lớn. Định luật I Niu− tơn nêu lên một tính chất quan trọng của mọi vật, đó là tính chất bảo toàn vận tốc của mọi vật: Tính chất đó gọi là quán tính. Quán tính có hai biểu hiện: Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”. Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển động có “tính đà”. Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Một số ví dụ về quán tính: Khi xe buýt đang chuyển động mà bị phanh gấp, thì người ngồi trên xe sẽ bị ngã người về phía trước. Khi bút tắc mực ta vảy mạnh bút rồi dừng lại đột ngột, bút lại tiếp tục viết được. Khi đang bước đi nếu trượt chân, người đi xe có xu hướng ngã về phía sau. Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất. Khi đặt cốc nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Chủ đề 2 ĐỊNH LUẬT I NEWTON
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đó A. sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. luôn đứng yên. C. đang rơi tự do. D. có thể chuyển động chậm dần đều. Hướng dẫn giải Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có họp lực bằng 0 thì vật đó sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Câu 2: Hợp lực tác dụng vào một vật đang chuyển động thẳng đều bằng hợp lực tác dụng vào vật A. chuyển động tròn đều. B. rơi tự do. C. chuyển động chuyển động nhanh dần đều. D. đứng yên. Hướng dẫn giải Hợp lực tác dụng vào một vật đang chuyển động thẳng đều bằng hợp lực tác dụng vào vật đứng yên. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi không có lực tác dụng thì các vật sẽ đứng yên. B. Vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động chậm dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Hướng dẫn giải Một vật có thế chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. Câu 4: Cho các phát biểu sau Định luật I Niu− tơn còn được gọi là định luật quán tính. Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 5: Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ A. ngả người sang bên trái. B. ngả người về phía sau. C. đỗ người về phía trước. D. ngả người sang bên phải. Hướng dẫn giải Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ ngả người về phía sau do quán tính. Câu 6: Trường hợp nào sau đây vật chuyển động theo quán tính? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên một đường thẳng. C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Câu 7: Khối lượng được định nghĩa là đại lượng A. đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
B. đặc trưng cho mức quán tính cửa vật. C. đặc trưng cho sự nặng hay nhẹ của vật. D. tùy thuộc vào lượng vật chất chứa trong vật. Hướng dẫn giải Khối lượng được định nghĩa là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Câu 8: Quán tính của một vật phụ thuộc vào A. lực tác dụng lên vật. B. thể tích của vật. C. mật độ khối lượng vật. D. khối lượng vật. Hướng dẫn giải Quán tính của một vật phụ thuộc vào khối lượng vật. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại. C. Vật luôn chuyển động theo hướng tác dụng của lực. D. Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có lực tác dụng vào vật. Câu 10: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. cùng chiều với chuyển động. B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Hướng dẫn giải Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 12: Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi A. chỉ chịu tác dụng của một lực. B. các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. C. các lực tác dụng vào vật có độ lớn không đổi. D. chịu tác dụng của hai lực bằng nhau về độ lớn. Hướng dẫn giải Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. Câu 13: Một vật nằm yên trên mặt bàn là do A. vật chỉ chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. B. không có lực tác dụng lên vật. C. các lực tác dụng lên vật có cường độ quá nhỏ. D. lực hút của Trái Đất lên vật cân bằng với phản lực của bàn. Hướng dẫn giải Một vật nằm yên trên mặt bàn là do lực hút của Trái Đất lên vật cân bằng với phản lực của bàn. Câu 14: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì A. vật lập tức dừng lại. B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. C. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều. D. vật chuyển động thẳng đều.
Hướng dẫn giải A sai vì mọi vật đều có quá tính nên không vật nào có thể lập tức dừng lại được. B,C sai vì nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các vật khác đang tác dụng vào vật đó đều ngừng tác dụng thì theo định luật I Niuton, vật sẽ chuyển động thẳng đều. Câu 15: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn đi tiếp chứ chưa dừng ngay. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường. Hướng dẫn giải Theo quán tính mọi vật bảo toàn trạng thái đứng yên, chuyển động của vật. Nên xe đạp nếu đang đạp mà dừng thì theo quán tính sẽ đi tiếp một đoạn rồi mới dừng lại. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. Hướng dẫn giải Vì lực không phải yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của vật nên A, B, C sai. Khi có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi nên D đúng. Câu 17: Theo định luật 1 Newton thì A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào. C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính. Câu 18: Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe A. ngả người về sau. B. chúi người về phía trước. C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay. Hướng dẫn giải Theo quán tính khi xe đột ngột dừng lại thì người có xu hướng bảo toàn vận tốc ban đầu do vậy bị chúi về phía trước. Câu 19: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng. C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do. Hướng dẫn giải Theo định luật I Newton khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều do vậy C đúng.