PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ VIP 3 - THI THỬ HSA 2025 FORM MỚI - MÔN NGÔN NGỮ-VĂN HỌC - GV.docx

H S A Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC 51. C 52. A 53. D 54. B 55. D 56. B 57. C 58. D 59. C 60. B 61. D 62. D 63. B 64. C 65. C 66. C 67. C 68. B 69. D 70. B 71. B 72. D 73. B 74. C 75. A 76. D 77. C 78. B 79. B 80. A 81. D 82. B 83. A 84. D 85. C 86. B 87. A 88. A 89. A 90. C 91. B 92. A 93. B 94. D 95. B 96. A 97. D 98. A 99. A 100. A
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC (Tư duy định tính) Thời gian hoàn thành phần thi thứ hai: 60 phút Tổng điểm phần thi tư duy định tính: 50 điểm H S A
H S A Hà Nội, tháng ….. năm ….. Phần thi thứ hai: Ngôn ngữ - Văn học từ câu hỏi số 51 đến 100 Câu 51: Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại. A. Mắc cạn B. Mắc kẹt C. Mắc công D. Mắc cửi Đáp án đúng là C Phương pháp giải Căn cứ vào nghĩa của từ. Dạng bài tìm từ khác loại Lời giải - Mắc cạn: (tàu, thuyền) bị vướng vào chỗ nước cạn không đi được nữa. - Mắc kẹt: bị kẹt ở giữa không thoát ra, không qua được - Mắc công: Mất công. - Mắc cửi: mắc sợi trên khung cửi; thường dùng để ví hoạt động qua lại đông đúc và nhiều chiều, không lúc nào ngớt. Có thể nhận thấy có ba từ mắc cạn, mắc kẹt, mắc cửi đều chỉ nghĩa một cái gì bị vướng lại, trong khi đó mắc công lại không mang nghĩa như vậy. Câu 52: Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại. A. Thơ lại B. Thơ ấu C. Thơ ngây D. Thơ dại Đáp án đúng là A Phương pháp giải Căn cứ vào nghĩa của từ. Dạng bài tìm từ khác loại Lời giải - Thơ lại: (Từ cũ) viên chức nhỏ, chuyên trông nom việc văn thư ở công đường (thường là ở phủ, huyện) thời phong kiến, thực dân. - Thơ ấu: (thời) rất ít tuổi, còn thơ ngây, bé dại.
H S A - Thơ ngây: nhỏ dại và trong sáng, chưa hiểu biết và cũng chưa bị tác động bởi sự đời. - Thơ dại: rất ít tuổi, còn non nớt chưa biết gì (nói khái quát). Trong bốn từ được cho ở đề bài, có ba từ thơ ấu, thơ ngây, thơ dại đều mang nghĩa còn nhỏ tuổi. Trong khi đó thơ lại là danh từ chỉ một chức vụ. Câu 53: Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại. A. cường hào B. quật cường C. kiên cường D. cường bạo Đáp án đúng là D Phương pháp giải Căn cứ vào nghĩa của từ. Dạng bài tìm từ khác loại Lời giải - Cường hào: (Từ cũ) kẻ có quyền thế ở nông thôn thời phong kiến, chuyên áp bức nông dân - Quật cường: cứng cỏi, cương ngạnh. - Kiên cường: có khả năng giữ vững ý chí, tinh thần, không khuất phục trước khó khăn, nguy hiểm. - Cường bạo: tàn bạo một cách hung hãn. => Có thể nhận thấy các từ cường hào, quật cường, kiên cường đều có chữ “cường” nghĩa là mạnh, trong đó “cường hào” là mạnh về quyền lực, “quật cường” là mạnh về sức chịu đựng, “kiên cường” là mạnh về ý chí. Còn “cường bạo” là chỉ sự tàn bạo, hung hãn, khác nghĩa với các từ còn lại Câu 54: Chọn một từ/ cụm từ mà loại từ của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại. A. viễn phố B. phong cảnh C. trữ tình D. vàng tươi Đáp án đúng là B Phương pháp giải Căn cứ vào kiến thức cấu tạo từ Dạng bài tìm từ khác loại Lời giải

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.