PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 11. Đề KT chương 3 (Đề số 1).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức: Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) -OH (alcohol) 3500 - 3200 -NH- (amine) 3300 - 3000 -CHO (aldehyde) 2830 - 2695 (C-H) 1740 - 1685 (C=O) -CO (ketone) 1715 - 1666 (C=O) -COOH (carboxylic) 3300 - 2500 (OH) 1760 - 1690 (C=O) -COO (ester) 1750 - 1715 (C=O) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của ……… (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide, ……). Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là: A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen. Câu 2. Sau khi biết công thức thực nghiệm, có thể xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên đặc điểm nào sau đây? A. Phân tử khối của chất. B. Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử chất. C. Khi lượng các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất xác định. D. Các hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của chất. Câu 3. Trong các chất sau đây, chất nào dễ cháy nhất? A. CO 2 . B. C 2 H 5 OH. C. Na 2 CO 3 . D. N 2 . Câu 4. Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau A. về kích thước phân tử. B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng. C. về khả năng bay hơi. D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau. Câu 5. Cho phổ khối lượng của phenol như hình vẽ: Biết phân tử khối tương ứng với peak có cường độ tương đối lớn nhất hiển thị trên phổ khối lượng. Phân tử khối của phenol là A. 66. B. 77. C. 66. D. 94. Câu 6. Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxygen (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là A. 60. B. 30. C. 120. D. 32. Câu 7. Cấu tạo hoá học là ...(1)… giữa các nguyên tử trong phân tử. Cụm từ thích hợp điền vào (1) là A. thứ tự liên kết.         B. phản ứng.                 C. liên kết.                    D. tỉ lệ số lượng. Câu 8. Chất X có công thức cấu tạo dạng khung phân tử như sau: Mã đề thi: 301
Công thức phân tử của X là A. C 4 H 10 . B. C 4 H 8 . C. C 4 H 6 . D. C 3 H 6 . Câu 9. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng phân của nhau? A. C 2 H 5 OH, CH 3 OCH 3 . B. CH 3 OCH 3 , CH 3 CHO. C. CH 3 CH 2 CH 2 OH, C 2 H 5 OH. D. C 4 H 10 , C 6 H 6 . Câu 10. Phổ IR của chất X được cho như dưới đây: X có thể là chất nào sau đây? A. CH 3 CH 2 -COOH. B. CH 3 CH 2 CH 2 -CHO. C. CH 3 CH 2 -NH-CH 2 CH 3 . D. CH 3 -CO-CH 2 CH 3 . Câu 11. Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 12. Methanol, ethanol, propan-1-ol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng? A. Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật. B. Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật. C. Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau. D. Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau. Câu 13. Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết. C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 14. Acetic acid có công thức phân tử là C 2 H 4 O 2 . Kết luận nào dưới đây là đúng? A. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH 2 O và có khối lượng riêng lớn gấp 30 lần so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất). B. Acetic acid có công thức phân tử là CH 2 O và có tỉ khối hơi so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất) là 30. C. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH 2 O và có phân tử khối là 60. D. Acetic acid có công thức thực nghiệm là (CH 2 O) 2 và có phân tử khối là 60. Câu 15. Cho các hợp chất sau: CH 4 , NH 3 , C 2 H 2 , CCl 4 , C 2 H 4 , C 6 H 6 . Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Trong phương pháp sắc kí, hỗn hợp lỏng hoặc khí của các chất cần tách là pha động. Pha động tiếp xúc liên tực với pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ …(1)… với các chất trong hỗn hợp cần tách, khiến cho các chất trong hỗn hợp di chuyển với tốc độ …(2)… và tách ra khỏi nhau. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1) và (2) lần lượt là A. (1) giống nhau và (2) giống nhau. B. (1) khác nhau và (2) khác nhau.
C. (1) khác nhau và (2) giống nhau. D. (1) giống nhau và (2) khác nhau. Câu 17. Phổ MS của chất Y có thấy chất Y có phân tử khối bằng 60. Công thức phân tử nào dưới đây không phù hợp với Y? A. C 3 H 8 O. B. C 2 H 4 O 2 . C. C 3 H 7 F. D. C 2 H 8 N 2 . Câu 18. Nhận xét nào sau đây về 2 công thức cấu tạo bên là đúng? A. Biểu diễn cấu tạo hóa học của 2 chất đồng phân mạch carbon. B. Biểu diễn cấu tạo hóa học của 2 chất đồng phân vị trí nhóm chức. C. Biểu diễn cấu tạo hóa học của 2 chất thuộc cùng dãy đồng đẳng. D. Biểu diễn cấu tạo hóa học của cùng một chất. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Các hợp chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống như protein, nucleic acid, hormone, … Cho các đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ như sau: a. Thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon và hydrogen. b. Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. c. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. d. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước: - Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh (chú ý chất lỏng trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình), thêm vài viên đá bọt. - Lắp dụng cụ như hình dưới đây: - Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất. a. Nhiệt độ sôi của ethanol cao hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. b. Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước cao hơn nhiệt độ sôi của nước. c. Độ cồn của sản phẩm sẽ lớn hơn so với độ cồn ban đầu do sản phẩm thu được tinh khiết hơn lẫn ít nước hơn rượu ban đầu. d. Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh để các chất (ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường) đang hóa hơi, đi ngang qua ống sẽ ngưng tụ. Câu 3. Các chất hữu cơ eugenol, chavibetol và methyl eugenol được thấy trong thành phần của nhiều loại tinh dầu. Eugenol và isoeugenol là nguyên liệu quan trọng dùng sản xuất vanillin (chất tạo hương cho thực phẩm); chavibetol có tác dụng sát khuẩn, kháng oxygen hoá; methyl eugenol là chất có tác dụng dẫn dụ côn trùng. Sử dụng methyl eugenol có thể "lôi kéo" một số loại côn trùng có hại tập trung lại một khu vực rồi tiêu diệt để bảo vệ mùa màng. Eugenol, chavibetol và methyl eugenol có công thức như sau:
Eugenol Chavibetol Methyl eugenol a. Phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon trong phân tử methyl eugenol là 72,16%. b. Eugenol và chavibetol là đồng phân cấu tạo của nhau. c. Eugenol và chavibetol đều có cùng công thức phân tử là C 10 H 12 O 2 . d. Eugenol và methyl eugenol là đồng đẳng của nhau. Câu 4. Cho phản ứng sau: Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên trong phổ hồng ngoại như sau: Liên kết O–H (alcohol) O–H (carboxylic acid) C=O (ester, carboxylic acid) Số sóng (cm –1 ) 3650 – 3200 3300 – 2500 1780 – 1650 a. Có ba hợp chất hữu cơ trong phản ứng trên. b. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3450 cm -1 là phổ của CH 3 CH 2 OH. c. Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1750 cm -1 mà không hấp thụ đặc trưng của liên kết O–H là phổ của CH 3 COOH. d. Dựa vào phổ hồng ngoại, không thể phân biệt được các chất hữu cơ có trong phản ứng trên. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong dãy chất sau: CH 4 , CaCO 3 , CO 2 , C 2 H 7 N, C 3 H 8 O và NaCN, có bao nhiêu hợp chất hữu cơ? Câu 2. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở (bền) có công thức phân tử là C 3 H 8 O? Câu 3. Cho các chất H 2 O, LiF, C 2 H 6 và các giá trị nhiệt độ sôi -89 o C, 100 o C và 1676 o C. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của C 2 H 6 là bao nhiêu? Câu 4. Chỉ ra số sóng hấp thụ đặc trưng của nhóm – OH trên phổ hồng ngoại của chất sau: Câu 5. Retinol là vitamin A, có nguồn gốc động vật, có vai trò hỗ trợ thị giác của mắt. Để xác định công thức phân tử của hợp chất này, người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau: Hợp chất %C %H %O Giá trị m/z của peak ion phân tử [M + ] Vitamin A 83,92 10,49 5,59 286 Tổng số nguyên tử có trong phân tử Vitamin A là bao nhiêu? Câu 6. Cho các thông tin trong bảng A và B như sau: Cột A Cột B (a) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. (1) Phương pháp kết tinh. (b) Nấu rượu uống. (2) Phương pháp chưng cất. (c) Tách màu trong thuốc nhuộm thực phẩm. (3) Phương pháp sắc kí cột. (d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. (4) Phương pháp chiết lỏng – rắn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.