Nội dung text ĐỀ 4 - CK2 LÝ 12 - FORM 2025.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 4 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hình nào biểu diễn đúng lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 2. Một đoạn dây dẫn dài 10 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vector cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có cường độ 2 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 3 mN. Cảm ứng từ trong đoạn dây có độ lớn bằng A. 0,015 T. B. 0,15 T. C.1,5 T. D. 15 T. Câu 3. Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt độ lớn cực tiểu khi các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc A. B. C. D. Câu 4. Dòng điện xoay chiều chạy trong một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng được gọi là A. Cường độ dòng điện cực đại. B. Tần số góc của dòng điện. C. pha ban đầu của dòng điện. D. Cường độ dòng điện hiệu dụng. Câu 5. Một nam châm được thả rơi xuyên qua vòng dây như hình vẽ. Phát biều nào sau đây về dòng điện cảm ứng là đúng? A. Dòng điện cảm ứng luôn không đổi. B. Cường độ dòng điện cảm ứng tăng dần. C. Dòng điện cảm ứng đổi chiều khi nam châm qua mặt khung dây. D. Cường độ dòng điện cảm ứng giảm dần. Câu 6. Đơn vị khối lượng nguyên tử amu là A. khối lượng của nguyên tử . B. khối lượng của một nguyên tử . C. khối lượng hạt nhân của nguyên tử . D. khối lượng của hạt nhân nguyên tử . Câu 7. Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân là A. 10 -8 m B. 10 -15 m C. 10 -10 m D. vô hạn Câu 8. Hạt nhân càng bền vững nếu A. có năng lượng liên kết riêng càng lớn. B. có năng lượng liên kết càng lớn. C. có số khối càng lớn. D. có độ hụt khối càng nhỏ. Câu 9. Hạt nhân có khối lượng 16,9947 amu. Biết khối lượng của proton và neutron lần lượt là 1,0073 amu và 1,0087 amu. Độ hụt khối của là A. 0,1294 amu. B. 0,1532 amu. C. 0,1420 amu. D. 0,1406 amu. Câu 10. Hình bên dưới minh họa cho phản ứng hạt nhân nào sau đây?
A. Phóng xạ. B. Phân hạch. C. Nhiệt hạch . D. Liên kết tạo thành hạt nhân. Câu 11. Radon là một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày đêm. Nếu ban đầu có 64 g chất này thì sau 19 ngày khối lượng radon bị phân rã là A. 62 g. B. 2 g. C. 16 g. D. 8 g. Câu 12. Phát biểu nào sau đây về tia γ là sai? A. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh. B. Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. C. Tia γ là dòng các hạt photon năng lượng cao. D. Tia γ bị lệch trong điện trường. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho biết khối lượng của và khối lượng hạt neutron lần lượt là: 1,00783 u; 54,93804 u; 55,93494 u; 58,93319 u; 1,00866 u. Cho 1u = 931,5 MeV/c 2 . a) Hạt nhân có 26 hạt proton và 29 hạt electron. b) Độ hụt khối của hạt nhân bằng 0,52844 u. c) Hạt nhân có năng lượng liên kết là 517,3 MeV. d) Các hạt nhân sắp xếp theo thứ tự độ bền vững tăng dần là Câu 2. Máy chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ cobalt với chu kì bán rã 5,27 năm để điều trị ung thư. Nguồn phóng xạ trong máy sẽ cần được thay thế mới nếu như độ phóng xạ của nó giảm còn 50% độ phóng xạ ban đầu. Xem một năm có 365 ngày. a) Sản phẩm phân rã của là Nickel . b) Hằng số phóng xạ của là 0,241 s -1 . c) Nguồn phóng xạ của máy cần thay thế sau mỗi 5,27 năm. d) Tại thời điểm thay nguồn phóng xạ, số hạt nhân còn lại trong nguồn bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1. Hạt nhân có bao nhiêu neutron? Câu 2. Hạt nhân Polonium là chất phóng xạ , sau khi phóng xạ nó trở thành hạt nhân chì bền. Dùng một mẫu Po nào đó, sau 30 ngày, người ta thấy tỉ số khối lượng của chì và Po trong mẫu bằng 0,1595. Chu kì bán rã của Po bằng bao nhiêu ngày? (Làm tròn đến số thập phân thứ hai). Câu 3. Cho dòng điện xoay chiều i = 2cos2ft (A) qua một đoạn mạch AB có điện trở thuần là 15 . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng bao nhiêu W? Câu 4. Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T và hợp với đường cảm ứng từ một góc 30 o . Dòng điện qua dây có cường độ 1 A, lực từ tác dụng lên dây là 2.10 -2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là bao nhiêu m? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,5 điểm). Vào đầu năm 1985, phòng thí nghiệm nhân mẫu quặng chứa chất phóng xạ khi đó độ phóng xạ là: H 0 = 1,8.10 5 Bq. Biết 1 năm có 365 ngày, N A =6,02.10 23 mol -1 và chu kỳ bán rã của Cs là 30 năm. a) Tính khối lượng Cs trong quặng. (0,5đ) b) Tìm độ phóng xạ vào đầu năm 2000. (0,5đ) c) Vào thời gian nào độ phóng xạ còn 3,6.10 4 Bq? (0,5đ)
Câu 2. Một mạch điện xMNy thẳng đứng có điện trở R = 0,5 Ω được đặt trong một từ trường đều B = 0,5 T, vuông góc với mặt phẳng của mạch. Thanh kim loại PQ có khối lượng 4 g, dài 20 cm, trượt không ma sát dọc theo Mx, Ny và luôn giữ phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s 2 . Biết thanh trượt lên đều. a) Lực từ tác dụng lên thanh PQ bằng bao nhiêu? (0,75đ) b) Vận tốc của thanh bằng bao nhiêu? (0,75đ)