PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (100_ CẤU TRÚC MỚI) ĐỀ SỐ 29 TUYỂN SINH VÀO CHUYÊN HÓA HỌC LỚP 10.pdf

TUYỂN SINH VÀO CHUYÊN HÓA HỌC LỚP 10 ĐỀ 29 Năm học 2025 – 2026 Bài thi môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu được dùng để điều chế A. nước hoa. B. Dầu ăn. C. ethylic alcohol. D. Xà phòng và glycerol. Câu 2. Chất nào không thủy phân ? A. Tinh bột. B. Protein. C. Saccharose. D. Glucose. Câu 3. Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polymer? A. Methane, ethylene, polyethylene. B. Methane, tinh bột, polyethylene. C. Poly (vinyl chloride), ethylene, polyethylene. D. Poly (vinyl chloride), tinh bột, polyethylene. Câu 4. Mưa acid gây tác hại tới bầu khí quyển, phá huỷ môi trường sống của các loài sinh vật, cây trồng, làm xói mòn các công trình kiến trúc,... Mưa acid được tạo thành khi một số khí có trong không khí bị chuyển hoá thành các acid mạnh. Dãy gồm các khí nào sau đây đều có thể gây hiện tượng mưa acid? A. SO2 và NOx. B. CO và CO2. C. CH4 và CO. D. CH4 và SO2. Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Glucose. B. Saccharose. C. Cellulose. D. Fructose. Câu 6. Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CuSO4, sau đó thêm tiếp dung dịch carbohydrate X vào đến khi kết tủa tan hết và thu được dung dịch màu xanh lam. Chất nào sau đây không thể là chất X? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Cellulose. Câu 7. Thuỷ ngân (Hg) có thể chuyển thành dạng hơi khuếch tán trong không khí, khi đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và một số bệnh khác. Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, có thể sử dụng hoá chất nào sau đây để loại bỏ thuỷ ngân? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH. C. Bột lưu huỳnh. D. Bột than gỗ (chứa carbon). Câu 8. Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học? A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch NaCl 0,1 М. B. Nhúng thanh Al vào dung dịch MgCl2 0,1 M. C. Nhúng thanh Ag vào dung dịch FeSO4 0,1 М. D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3 0,1 М.
Câu 9. Chất nào sau đây thường được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt (nước máy)? A. Chlorine. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Fluorine. Câu 10. Nitơ (N2) lỏng được sử dụng để bảo quản thực phẩm, mẫu phẩm trong y học,... Tính chất nào sau đây của nitơ lỏng không liên quan đến ứng dụng trên? A. Trơ về mặt hoá học. B. Có nhiệt độ thấp. C. Không độc. D. Không phản ứng với oxygen. Câu 11. Vàng (Au) có thể bị dát mỏng để tạo ra các vật dụng làm đồ trang sức có kích thước lớn nhưng khối lượng nhỏ hoặc bị kéo thành sợi chỉ nhỏ. Khả năng dễ bị dát mỏng hoặc dễ kéo thành sợi chỉ nhỏ của vàng dựa trên tính chất nào sau đây? A. Tính dẻo. B. Tính ánh kim. C. Tính cứng. D. Tính khử. Câu 12. Đốt mẩu kim loại Na trên ngọn lửa đèn khí thì ngọn lửa có màu A. đỏ tía. B. xanh. C. tím. D. vàng. Câu 13. Sodium bicarbonate (NaHCO3) được dùng để làm thuốc đau dạ dày do thừa acid. Khi sử dụng thuốc sẽ xảy ra phản ứng trung hoà acid trong dạ dày: HCO3 + H+ → H2O + CO2. Trong phản ứng trên NaHCO3 thể hiện tính chất A. acid. B. base. C. lưỡng tính. D. trung tính. Câu 14. Trong chế biến sữa chua, rau, quả muối chua, quá trình lên men lactic tạo ra lactic acid (CH3– CH(OH)–COOH). Chất này có tác dụng kích thích tiêu hoá. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây sai. A. Khi lên men lactic từ glucose, thu được lactic acid. B. Lactic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. C. Phản ứng lên men lactic xảy ra ở nhiệt độ cao (khoảng 100 °C). D. Lactic acid có vị chua và tan tốt trong nước. Câu 15. Cho 60 gam acetic acid tác dụng với 55,2 gam ethylic alcohol tạo ra 55 gam ethyl acetate. Hiệu suất của phản ứng là A. 65,2%. B. 62,5%. C. 56,2%. D. 72,5%. Câu 16. Hợp chất nào của calcium được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thủy tinh? A. Thạch cao nung nóng (CaSO4.H2O). B. Calcium hydroxide (Ca(OH)2). C. Đá vôi (CaCO3). D. Vôi sống (CaO). Câu 17. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở đâu? A. Béc–lin (Đức). B. Luân Đôn (Anh). C. Pa–ri (Pháp). D. Roma (Italia). Câu 18. Phèn chua được sử dụng nhiều trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước,... thường lẫn tạp chất. Để xác định độ tinh khiết của một mẫu phèn chua công nghiệp người ta tiến hành thí nghiệm: Cân 100 gam phèn chua công nghiệp rồi hoà tan vào nước nóng, lọc nóng thu được 160 gam dung dịch chưa bão hoà. Làm lạnh 160 gam dung dịch đó đến 20°C thì thấy tách ra 75,84 gam tinh thể KAl(SO4)2.12H2O. Biết độ tan của KAl(SO4)2 ở 20°C là 14 gam. Hàm lượng KAl(SO4)2.12H2O trong mẫu phèn chua công nghiệp trên là A. 98,5%. B. 94,8%. C. 90,0%. D. 95,8%.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.