Nội dung text 7. Chuyên đề Biện pháp tu từ (Có phí).docx
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NÊU TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ Biện pháp TT Khái niệm Tác dụng 1. So sánh So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn A B Con đi trăm núi ngàn khe ⇒ So sánh: “Công cha” với núi Thái sơn -So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. -So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ. CÔNG THỨC: A LÀ/TỰA NHƯ/NHƯ/KHÁC/HƠN/KÉM….B Biện pháp TT Khái niệm Tác dụng 2. Nhân hóa Nhân hóa là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. Ví dụ 1: Sông được lúc dềnh dàng A B Chim bắt đầu vội vã A B ⇒Ở đây sự vật là “Sông” và “Chim” mang đặc điểm về trạng thái, suy nghĩ của co người “Dềnh dàng, vội vã” Ví dụ 2: Đã ngủ chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi! ��Ở đây sự vật là “trầu” mang hành động “ngủ” và được gọi như con người “Nhé, trầu ơi” - Làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động gợi cảm. - Làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. CÔNG THỨC: CT: A (chỉ vật) B (chỉ người) Biện pháp TT Khái niệm Tác dụng
3. Ẩn dụ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) ⇒”Mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực của tự nhiên. “Mặt trời” ở câu thứ 2 là chỉ Bác. Vậy hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ 2 ẩn dụ, lấy đặc điểm của mặt trời tự nhiên là sáng, bất diệt, đem lại sự sống cho muôn loài để chỉ sự vĩnh hằng, bất diệt trong trái tim con người Việt Nam, đem lại tự do cho dân tộc của Bác. ⇒Ẩn dụ: so sánh hai sự vật khác xa nhau (mặt trời – Bác), không liên quan đến nhau nhưng giống nhau ở một đặc điểm nào đó (Đem lại sự sống, vình hằng…) - Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. CÔNG THỨC: A như B (so sánh ngầm; A có đặc điểm như B) Biện pháp TT Khái niệm Tác dụng 4. Hoán dụ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ⇒ “Đầu xanh”: Ý chỉ người còn trẻ. Đầu là bộ phận của con người, người trẻ tóc “Xanh” (Xanh đen), “Má hồng”: Ý chỉ người thiếu nữ, vì người thiếu nữ thường trang điểm, đánh ám hồng. ⇒Vậy “đầu xanh”, “má hồng” hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để chỉ nó. ⇒ Hoán dụ: sự vật được chỉ phải liên quan, phải gắn liền phải là đặc điểm nào đó đặc trưng của đối tượng (người trẻ, người thiếu nữ -bị ẩnn đi) được hoán đổi, được thay bằng cách gọi khác (Má hồng, đầu xanh -được gọi thay cái bị ẩn). Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc. CÔNG THỨC: A= B khi A và B liên quan, gắn bó với nhau
Hoa trôi man mác biết là về đâu? ⇒ Điệp cách quãng(Cách 1 câu): Từ “Buồn trông” 5) Điệp ngữ nối tiếp - Ví dụ: Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm ⇒ Điệp nối tiếp các từ “Trông” trong cùng câu 6) Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng tròn) - Ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ⇒ Điệp vòng: từ “thấy” cuối câu 1, chuyển sang đầu câu 2. Từ “Ngàn dâu” cuối câu 2 chuyển sang đầu câu 3. 7) Điệp cấu trúc - Ví dụ: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình ⇒ Điệp cấu trúc: Từ “nhớ” lặp đi lặp lại Biện pháp TT Khái niệm Tác dụng 6. Đối lập Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm nhấn mạnh về ý, sinh động… Ví dụ: Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân ⇒Trèo lên>< Bước xuống⇒ Đối lập - Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản). - Tạo ra sự hài hoà về thanh. - Nhấn mạnh ý, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói… CÔNG THỨC: A >< B Biện pháp TT Khái niệm Tác dụng 7.Liệt kê -Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. ⇒Ví dụ: Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) ⇒ Liệt kê: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê… Diễn tả cụ thể hơn, toàn diện hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế cuộc sống hay của tư tưởng, tình cảm. CÔNG THỨC: A,A 1 ,A 2 ,A 3 ,….