Nội dung text 58. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa Học - Cụm TP Hải Dương (Lần 1).docx
Trang 1/6 – Mã đề 064 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG CỤM TP HẢI DƯƠNG (Đề thi có 06 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 064 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một loại vàng 18K có chứa 75% vàng, 20% bạc và 5% đồng về khối lượng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vàng 18K này ? A. Vàng 18K là một loại hợp kim của vàng. B. Vàng 18K có giá thành giảm so với vàng nguyên chất. C. Vàng 18K không bị ăn mòn ở mọi điều kiện. D. Vàng 18K có độ bền cao, cứng hơn vàng nguyên chất. Câu 2: Để làm mềm nước cứng, người ta thường dẫn nước cứng qua cột chứa zeolite. Tại đây, các ion không mong muốn (Mg 2+ , Ca 2+ ) được giữ lại trên bề mặt vật liệu nhựa và giải phóng các ion mong muốn như Na + . Phương pháp này được gọi là : A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp kết tủa. C. Phương pháp trao đổi ion. D. Phương pháp màng bán thấm. Câu 3: Tùy vào tính chất đám cháy để sử dụng chất chữa cháy thích hợp. Chất nào sau đây không phải là chất chữa cháy ? A. Khí CO 2 . B. Nước. C. Cát. D. Dầu hỏa. Câu 4: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính ? A. Glycine. B. Methylamine. C. Aniline. D. Ethylmethylamine. Câu 5: Tinh bột là polymer thiên nhiên được cấu tạo từ nhiều đơn vị : A. amino acid. B. α-glucose. C. β-fructose. D. α-fructose. Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại ester ? A. Ethanol. B. Ethyl acetate. C. Ethanal. D. Acetic acid. Câu 7: Pháo hoa vào đêm Giao Thừa là một trong những món ăn tinh thần phổ biến của người Việt. Để có màu sắc, trong mỗi quả pháo hoa bắn lên trời có chứa một hỗn hợp các kim loại khác nhau và các kim loại này sẽ quyết định xem màu sắc khi nổ là gì. Màu vàng của pháo hoa được tạo ra khi đốt hợp chất của nguyên tố nào ? A. Sodium (Na). B. Calcium (Ca). C. Barium (Ba). D. Cesium (Cs). Câu 8: Dầu dừa là một loại dung dịch lỏng được chiết xuất từ quả dừa tươi hoặc khô. Dầu dừa nguyên chất có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Có thể tách dầu dừa từ quả dừa ngay tại nhà theo các bước sau : • Bước 1: Dừa nạo rồi đem ngâm với 500ml nước sôi trong khoảng 15 – 30 phút cho dừa ngấm nước. • Bước 2: Sau thời gian ngâm, đem lọc và vắt thật kỹ phần dừa nạo để lấy nhiều nhất lượng nước cốt có thể, lược qua rây và chuẩn bị mang đun. • Bước 3: Cho lượng nước cốt dừa mới lấy được vào nồi, đun. • Bước 4: Sau 40 phút phần nước cốt dừa đã khá sệt và bắt đầu tách dầu, đậy hờ nắp nồi để dầu không bị bắn ra ngoài và nấu thêm khoảng 20 phút. Khi phần xác dừa sẽ cô đặc và đọng dưới đáy nồi, có màu nâu cánh gián và phần dầu thoảng mùi thơm thì dừng đun. • Bước 5: Gạn bỏ phần xác dừa, thu lấy phần dầu dừa vào chén/hũ thủy tinh sạch, bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
Trang 3/6 – Mã đề 064 Cho các cặp oxi hóa – khử và giá trị thế điện cực chuẩn tương ứng sau: Cặp oxi hóa khử X 2+ /X Y 2+ /Y Z 2+ /Z T 2+ /T E + /E Thế điện cực chuẩn (V) 0,340 -2,356 -0,440 0,854 0,799 Câu 16: Dãy sắp xếp các ion theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần là A. Y 2+ , Z 2+ , X 2+ , E + , T 2+ . B. E + , T 2+ , Z 2+ , Y 2+ , X 2+ . C. X 2+ , Y 2+ , Z 2+ , T 2+ , E + . D. Y 2+ , Z 2+ , T 2+ , E + , X 2+ . Câu 17: Sức điện động chuẩn lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa – khử trong số các cặp trên là A. 1,290 V. B. 3,210 V. C. 0,100 V. D. 0,780 V. Câu 18: Cho nhiệt độ sôi các chất Chất Ammonia Methylamine Ethylamine Propylamine Nhiệt độ sôi, °C -33,3 -6,4 16,6 47,2 Ngoài liên kết hydrogen, yếu tố nào ảnh hưởng đến quy luật biến đổi nhiệt độ sôi của các chất trên? A. Độ dài liên kết N-H. B. Số oxi hóa của nguyên tử N. C. Năng lượng liên kết N-H. D. Khối lượng phân tử. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Triglyceride X phổ biến trong dầu thực vật, có thể được xác định thông qua phân tích phổ Mass Spectrometry (MS) và phổ Infrared (IR). Phổ MS có thể cung cấp thông tin về khối lượng phân tử của X bằng cách xác định các ion phân tử và các ion mảnh vỡ, từ đó giúp xác định cấu trúc và thành phần phân tử của nó. Mặt khác, phổ IR có thể tiết lộ các nhóm chức có mặt trong X, giúp xác định cấu trúc hóa học tổng thể của nó. Biết trong phân tử X, thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là %C = 77,38, %H = 11,76, %O = 10,86. Hình dưới đây thể hiện phổ IR và phổ MS của X. Hình 1. Phổ IR của phân tử X. Hình 2. Phổ MS của phân tử X (peak ion phân tử có giá trị m/z = 884)
Trang 4/6 – Mã đề 064 Bằng sự kết hợp thông tin từ cả hai phổ, có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc và tính chất hóa học của X, từ đó cung cấp một cách tiếp cận toàn diện trong việc nghiên cứu và ứng dụng của chất này trong lĩnh vực thực phẩm, y học và công nghiệp. a) X có công thức là (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . b) Dựa vào phổ MS trên ta xác định được mảnh ion phân tử lớn nhất của X có m/z là 603. c) Dựa trên phổ IR ta xác định được X chứa nhóm chức ester có bước sóng hấp thụ khoảng 1740 cm -1 . d) Trong phổ IR của X, ngoài nhóm chức ester còn thể hiện các nhóm chức OH và C=C. Câu 20: Saccharose monolaurate được tổng hợp bằng phản ứng ester hoá giữa saccharose (đường mía hoặc đường củ cải) với lauric acid, một acid béo no có nhiều trong dầu dừa. Saccharose monolaurate được sử dụng như một chất nhũ hoá và chất hoạt động bề mặt trong thực phẩm và mĩ phẩm. Saccharose monolaurate được đánh giá an toàn và thân thiện với môi trường. Công thức cấu tạo của saccharose monolaurate như sau: a) Lauric acid có chứa 12 nguyên tử carbon trong phân tử. b) Saccharose monolaurate có đầu ưa nước là gốc saccharose và đuôi kị nước là gốc hydrocarbon. c) Thuỷ phân hoàn toàn saccharose monolaurate trong môi trường acid thu được hai sản phẩm hữu cơ. d) Trong saccharose monolaurate, gốc laurate gắn với nguyên tử C số 2 ở gốc glucose. Câu 21: Glycine là một loại amino acid chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH 2 . Biết điểm đẳng điện (pI) là giá trị pH của dung dịch mà tại đó amino acid tồn tại ion lưỡng cực và tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Hình dưới đây cho thấy tỉ lệ phần trăm các dạng điện tích của glycine ở các giá trị pH khác nhau: a) Dạng tồn tại chủ yếu của glycine tại điểm B có tổng điện tích là 0. b) Từ đồ thị điểm đẳng điện gần đúng của glycine là trong khoảng pH từ 6 đến 8. c) Khi pH tăng, điện tích của dạng tồn tại sẽ có điện tích chuyển từ dương sang âm.