Nội dung text CẤU TRÚC MỚI BÀI 20. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM (GV).pdf
1 BÀI 20. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM I. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ PHI KIM QUAN TRỌNG 1. Ứng dụng của carbon – Trong tự nhiên, đơn chất carbon tồn tại ở các dạng chính như: kim cương, than chì (graphite), carbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng,...). Kim cương Graphite Carbon vô định hình cứng, trong suốt, không dẫn điện. mềm, màu xám đen, dẫn điện. xốp, màu đen. Hình. Một số dạng thù hình của carbon – Ứng dụng: + Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính. + Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. + Than hoạt tính có tính hấp phụ cao được dùng trong sản xuất mặt nạ phòng hơi độc, chất khử màu, khử mùi. + Than mỏ, than gỗ được sử dụng làm nhiên liệu và dùng trong điều chế một số kim loại. Sản xuất lõi lọc nước Làm điện cực trong pin Mũi khoan Hình. Một số ứng dụng carbon
2 2. Ứng dụng của lưu huỳnh (sulfur) – Là chất rắn màu vàng, không tan trong nước. Hình. Lưu huỳnh – Ứng dụng: Hình. Một số ứng dụng của lưu huỳnh Lưu hóa cao su Sản xuất thuốc diệt nấm Sản xuất dược phẩm Sản xuất pháo hoa, diêm Sản xuất sulfuric acid LƯU HUỲNH
3 3. Ứng dụng của chlorine – Là chất khí, màu vàng lục, mùi xốc, độc. – Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzene, ethanol,... Hình. Khí chlorine đựng trong bình cầu thủy tinh – Ứng dụng: Hình. Một số ứng dụng của chlorine CHLORINE Khử trùng nước sinh hoạt Javel, tẩy trắng vải, sợi Điều chế nhựa PVC, cao su Điều chế HCl, CaOCl2
4 II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI Các nguyên tố kim loại và phi kim có sự khác nhau ở một số tính chất (vật lí và hoá học). Dựa vào những tính chất khác biệt đó người ta sẽ nghiên cứu, chế tạo thiết bị, vật dụng phù hợp để đáp ứng với nhu cầu cuộc sống, sản xuất. Bảng. So sánh một số tính chất giữa kim loại và phi kim Một số tính chất Kim loại Phi kim Tính dẫn điện Dẫn điện tốt Thường không dẫn điện Tính dẫn nhiệt Dẫn nhiệt tốt Thường không dẫn nhiệt Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại trạng thái rắn (ngoại trừ thuỷ ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí. Khối lượng riêng Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng. Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ. Khả năng tạo thành các ion Kim loại có xu hướng tạo thành ion dương (nhường electron) khi tham gia phản ứng hoá học. Ví dụ: sodium dễ tạo thành ion sodium (Na+ ) khi phản ứng với nước. Na ⎯⎯→ Na+ + 1e Phi kim có xu hướng tạo thành ion âm (nhận electron) khi tham gia phản ứng với kim loại. Ví dụ: chlorine dễ tạo thành ion chloride (Cl – ) khi phản ứng với sodium. Cl + 1e ⎯⎯→ Cl – Phản ứng với oxygen Phần lớn các kim loại phản ứng với oxygen tạo thành oxide (thường là oxide base). Ví dụ: 2Mg + O2 o t ⎯⎯→ 2MgO Phi kim phản ứng với oxygen thường tạo thành oxide acid. Ví dụ: S + O2 o t ⎯⎯→ SO2