Nội dung text (BPGD) VẬN DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT MÔN KHTN 7.pdf
1 MỤC LỤC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO................ TRƯỜNG........................ BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC VÀ LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Người thực hiện: Môn tham gia:
2 TT Nội dung Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn biện pháp 4 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5 3. Mục đích nghiên cứu 5 II PHẦN NỘI DUNG 6 1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 6 2. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 23 III PHẦN KẾT LUẬN 26 1. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 26 2. Những kiến nghị, đề xuất để triễn khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn. 26
3 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1. Tên báo cáo biện pháp: “Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động củng cố và luyện tập chủ đề trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật môn khoa học tự nhiên 7”. 2. Tác giả: - Họ và tên: Nam (nữ): - Trình độ chuyên môn: - Chức vụ, đơn vị công tác:. - Điện thoại: Email:
4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn biện pháp Những năm học trước đây, đa số các tiết học đều sử dụng phương pháp truyền thống, hoạt động củng cố bài thường gây căng thẳng và nhàm chán, học sinh lười phát biểu, có thói quen chờ giáo viên giảng rồi chép vào vở. Nhiều em học sinh đã trở nên thụ động, một chiều và lơ là trong học tập, giáo viên không thể điều chỉnh và theo dõi quá trình học cho từng em và không thể tương tác trực tiếp để hỗ trợ các em làm bài. Để thành công trong việc giảng dạy và học môn khoa học tự nhiên cần rất nhiều yếu tố quyết định như: chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy chính là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Người giáo viên dạy khoa học tự nhiên cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu khoa học tự nhiên của học sinh. Tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học khoa học tự nhiên các em sẽ nhận được kĩ năng giải quyết một số vấn đề thực tế chứ không chỉ là những kiến thức khô khan. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số hình thức củng cố bài trong giờ dạy môn khoa học tự nhiên và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,... từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi đã chọn tìm hiểu vấn đề: “Vận dụng trò chơi để phát triển năng lực học sinh trong hoạt động củng cố và luyện tập chủ đề trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật môn khoa học tự nhiên 7” để báo cáo biện pháp của mình.